Vốn điều lệ là gì? Phân biệt vốn điều lệ và vốn sở hữu?

Vốn điều lệ là gì? Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản của những thành viên công ty, chủ sở hữu doanh nghiệp góp

Vốn điều lệ là một trong những thông tin cơ bản đầu tiên của từng doanh nghiệp cần nắm rõ. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp vừa thành lập, đăng vốn điều lệ sẽ làm phát sinh vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Vậy để tránh những rủi ro xảy ra, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin khái quát về vốn điều lệ, phân biệt vốn điều lệ và vốn sở hữu…

Vốn điều lệ

Vốn điều lệ là gì?

Dựa theo khoản 34, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ được định nghĩa là tổng giá trị tài sản của những thành viên công ty, chủ sở hữu doanh nghiệp góp hoặc cam kết khi thành lập công ty, doanh nghiệp một cách chính thức. Đây là tổng mệnh giá cổ phần được đăng ký khi thành lập lên công ty cổ phần.

Đồng thời, theo Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020, tài sản góp vốn tính theo đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do đã chuyển đổi, quyền sở hữu trí tuệ công nghệ, quyền sử dụng đất, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác phải được định giá ở Đồng Việt Nam  

Thoạt nghe, nhiều người sẽ nghĩ vốn điều lệ là nguồn tiền thể hiện năng lực tài chính của công ty và doanh nghiệp nhưng thực ra ý nghĩ đó không chính xác. Thường những doanh nghiệp có vốn điều lệ cao là do cổ đông, thành viên của họ là những tập đoàn, công ty lớn. Mặc dù không có một hạn mức nào cho việc đăng ký vốn điều lệ, nhưng ở một số lĩnh vực nghề đặc thù cần đăng ký tối thiểu bao nhiêu vốn điều lệ thì mới có thể hoạt động kinh doanh.

Ý nghĩa của vốn điều lệ là xác định chính xác tỉ lệ phần vốn góp (nói cách khác là cổ phần của mỗi thành viên, cổ đông trong công ty) để từ đó làm cơ sở phân chia quyền lợi, nghĩa vụ giữa những người đó. Họ cũng chính là người phải chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đã đóng góp cho sự thành lập doanh nghiệp.

Vốn điều lệ là gì? Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản của những thành viên công ty, chủ sở hữu doanh nghiệp góp
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản của những thành viên công ty, chủ sở hữu doanh nghiệp góp

Lưu ý khi đăng ký vốn điều lệ

1. Không giới hạn mức đăng ký vốn điều lệ

Bỏ ra bao nhiêu vốn điều lệ không ảnh hưởng tới việc có được hoạt động kinh doanh hay không. Mức vốn điều lệ chỉ đơn thuần có tác động tới phần lệ phí môn bài mà công ty hoặc doanh nghiệp cần đóng. 

Tuy nhiên, vốn điều lệ là cam kết trách nhiệm bằng vật chất của đối tác với khách hàng cụ thể như sau:

  • Vốn điều lệ thấp hoặc quá thấp: Trách nhiệm vật chất giảm xuống nhưng khó mang đến sự tin tưởng cho đối tác
  • Vốn điều lệ cao hoặc quá cao: Trách nhiệm vật chất tăng kéo theo tính rủi ro của thành viên góp vốn cũng tăng theo nhưng đổi lại tạo được sự tin tưởng dành cho khách hàng và chủ đầu tư

Vì vậy, khi đăng ký vốn điều lệ, bạn cần xác định rõ những yếu tố tiên quyết như khả năng tài chính, quy mô, mục tiêu, định hướng kinh doanh cũng như xác định phương án rủi ro nếu không may xảy ra …

Bạn có thể tìm hiểu thêm về: Lợi nhuận thuần là gì?

2. Tăng – giảm vốn điều lệ bất kể khi nào

Vốn điều lệ tăng hoặc giảm theo nhu cầu doanh nghiệp. Tại khoản 1 Điều 51 của Luật Doanh nghiệp 2020, một loạt công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hay công ty cổ phần có quyền thay đổi vốn điều lệ. Công ty gửi hồ sơ đăng ký tới Phòng Đăng ký kinh doanh có trụ sở chính của công ty. 

Ngoài ra, những công ty đăng ký thay đổi vốn, tỷ phần góp vốn thì hiện nay với công ty cổ phần có thể tăng vốn để kêu gọi đầu tư.

Vốn điều lệ là gì? Tăng và giảm vốn điều lệ theo nhu cầu doanh nghiệp
Tăng và giảm vốn điều lệ theo nhu cầu doanh nghiệp

3. Trường hợp cổ đông, thành viên không góp đủ vốn

Nếu không góp đủ vốn thì tồn tại nhiều vấn đề xảy ra ở doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể bán, chuyển nhượng phần vốn và tiến hành thủ tục giảm vốn điều lệ. Điển hình cho 2 trường hợp này là công ty cổ phần và công ty TNHH.

Nếu trong trường hợp không thể bán được số cổ phần chưa thanh toán, công ty sẽ đăng ký điều chỉnh phần vốn điều lệ qua mệnh giá cổ phần đã thanh toán, trừ trường hợp nếu cổ phần chưa thanh toán đã bán trong thời hạn, đăng ký thay đổi số lượng cổ đông…

Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu

Để phân biệt vốn điều lệvốn chủ sở hữu, chúng ta cần tìm hiểu một vài nét về vốn chủ sở hữu. 

Vốn chủ sở hữu theo Luật Doanh nghiệp chưa đưa ra giải thích rõ ràng nào về khái niệm. Vốn chủ sở hữu hiểu là nguồn vốn thuộc sở hữu của một chủ doanh nghiệp và thành viên ở công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn cũng như các cổ đông trong công ty cổ phần. Ngoài ra, vốn chủ sở hữu là tài sản còn lại sau khi trừ số nợ doanh nghiệp cần trả.

Vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn điều lệ, lợi nhuận chưa phân chia. Thông thường, nguồn vốn chủ sở hữu có các dạng như vốn góp, lợi nhuận, chênh lệch tài sản chưa phân chia …

Vốn điều lệ là gì? Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu
Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu
  Vốn chủ sở hữu Vốn điều lệ
Bản chất Là khoản tài sản mà doanh nghiệp sở hữu, bao gồm vốn điều lệ và lợi nhuận có được thông qua hoạt động kinh doanh. Là khoản tài sản mà các cổ đông đóng góp và chủ sở hữu cần đóng trong điều lệ doanh nghiệp. 
Về cơ chế hình thành Vốn chủ sở hữu hình thành từ nguồn ngân sách Nhà nước, được doanh nghiệp bỏ ra hoặc góp vốn, bổ sung từ nguồn lợi nhuận có được. Vốn điều lệ hình thành qua số vốn mà từng thành viên cổ đông, chủ sở hữu đóng góp hoặc cam kết sẽ đóng góp ở thời hạn nhất định theo điều lệ doanh nghiệp.
Nghĩa vụ nợ Vốn chủ sở hữu từ chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư góp vốn hoặc có được từ hoạt động kinh doanh, cho nên vốn chủ sở hữu thực chất không phải là khoản nợ. Vốn điều lệ là khoản nợ trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản.
Về ý nghĩa

 

Vốn chủ sở hữu nhằm phản ánh thực trạng tăng hoặc giảm nguồn vốn dưới sự sở hữu của chủ doanh nghiệp, thành viên góp vốn ở trong chính doanh nghiệp… Vốn điều lệ được coi là sự cam kết trách nhiệm vật chất của phía nhà đầu tư, cá nhân hoặc tổ chức đứng ra góp vốn.

Vốn điều lệ là phần vốn đầu tư quan trọng của hoạt động doanh nghiệp cũng như cơ sở để có thể phân chia quyền lợi rủi ro khi kinh doanh đối với mỗi thành viên góp vốn.

Vốn điều lệ bao nhiêu thì công ty được lợi hơn?

Mặc dù chúng ta biết, vốn điều lệ bao nhiêu không hề ảnh hưởng tới mọi hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. Cơ bản, mức vốn điều lệ ảnh hưởng tới mức lệ phí môn bài mà mỗi công ty, doanh nghiệp cần đóng.

Vốn điều lệ là gì? Hưởng lợi từ nguồn vốn điều lệ
Hưởng lợi từ nguồn vốn điều lệ
STT Vốn điều lệ Lệ phí môn bài cần nộp
1 > 10 tỷ đồng 03 triệu đồng/năm
2 ≤ 10 tỷ đồng 02 triệu đồng/năm
3 Các chi nhánh, văn phòng đại diện,, đơn vị, tổ chức kinh tế khác 01 triệu đồng/năm

Hiện nay, có 2 khoảng thời gian trong năm kể từ khi thành lập, lệ phí môn bài tồn tại sự chênh lệch:

  • – Thành lập trong 06 tháng đầu năm (01/01 – 30/6): Đóng 100% mức lệ phí môn bài
  • – Thành lập trong 06 tháng cuối năm (01/07 – 31/12): Phải đóng 50% mức lệ phí môn bài 

Trên đây là những chia sẻ của bài viết chia sẻ cho bạn đọc về thông tin vốn điều lệ cho mỗi công ty, doanh nghiệp đang có nhu cầu hoạt động kinh doanh. Hy vọng một phần thông tin này sẽ hữu ích cho bạn đọc hiểu rõ hơn về vốn điều lệ là gì, vốn điều lệ khác gì so với vốn chủ sở hữu, lưu ý khi đăng ký vốn điều lệ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *