DNLANDS

Lợi nhuận thuần là gì? Cách tính và ý nghĩa của lợi nhuận thuần

Dnlands Admin 16.08.2022

Lợi nhuận thuần là gì? lợi nhuận thuần có nghĩa là lợi nhuận thu được sau khi lấy doanh thu trừ đi tất cả các khoản chi phí phát sinh trong kỳ phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận thuần là một chỉ tiêu cực kì quan trọng để doanh nghiệp và nhà đầu tư đánh giá kết quả kinh doanh và cũng là mục tiêu hàng đầu của tất cả doanh nghiệp. Vậy lợi nhuận thuần là gì? Vai trò của lợi nhuận thuần như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây từ Dnlands nhé.

Lợi nhuận thuần là gì

1. Lợi nhuận thuần là gì?

Lợi nhuận thuần là một khoản lợi nhuận thu được sau khi lấy doanh thu trừ đi tất cả các khoản chi phí phát sinh trong kỳ, gồm cả giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ được. Lợi nhuận thuần phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Cách tính lợi nhuận thuần

Công thức tính: 

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán + (Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính) – (Chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp)

Hoặc: 

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần – Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ được trong kỳ

Trong đó:

  • Doanh thu thuần: là khoản doanh thu sau khi đã trừ tất cả các khoản giảm trừ doanh thu như: thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại, các khoản chiết khấu thương mại.
  • Giá vốn hàng bán: toàn bộ chi phí để tạo ra sản phẩm, gồm có: chi phí nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển, chi phí để trả lương cho nhân viên.
  • Doanh thu hoạt động tài chính: bao gồm lãi cho thuê tài chính, các khoản thu phát sinh từ tiền bản quyền, cổ tức, tiền lãi từ việc cho vay vốn, lợi nhuận được chia trong quá trình hoạt động kinh doanh.
  • Chi phí tài chính: chi phí chi cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

3. Vai trò của lợi nhuận thuần

– Đối với doanh nghiệp:

Lợi nhuần thuần chính là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp không có lợi nhuận thì doanh nghiệp cũng sẽ không phát triển, thậm chí dẫn đến phá sản. Bởi vì chỉ khi có lợi nhuận, doanh nghiệp mới có khả năng thanh toán các khoản nợ, tiếp tục đầu tư và tái sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động hoặc đổi mới trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất…

Bên cạnh đó, lợi nhuận ổn định cũng giúp cho doanh nghiệp củng cố vị trí vững chắc trên thị trường, đồng thời giúp việc vay vốn của doanh nghiệp trở lên thuận lợi và dễ dàng hơn. Lợi nhuận cũng chính là tiêu chí để đánh giá khả năng điều hành và quản ký của chủ sở hữu doanh nghiệp. 

Lợi nhuận thuần là gì? Vai trò của lợi nhuận thuần

– Đối với kinh tế xã hội:

Lợi nhuận có tác động lớn đến nền kinh tế quốc gia. Doanh nghiệp có lợi nhuận lớn thì việc trả lương cho nhân viên cũng sẽ tăng theo, khiến cho mức sống của nhân viên được cải thiện. Ngoài ra, doanh nghiệp có nguồn thu để nộp thuế, giúp nhà nước cải tạo và nâng cấp cơ sở vật chất, triển khai các chương trình giáo dục, đào tạo, hỗ trợ người dân,…

4. Ý nghĩa của lợi nhuận thuần

Lợi nhuận thuần là căn cứ để doanh nghiệp theo dõi và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh. Nhà quản trị sẽ biết được doanh nghiệp đang kinh doanh ổn định hay đang bị suy giảm để đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời và lên những chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp.

Lợi nhuận thuần cũng giúp các cổ đông xem xét, phân tích tình hình của doanh nghiệp một cách nhanh chóng để đảm bảo lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời, lợi nhuận thuần còn là cơ sở để các nhà đầu tư phân tích, so sánh doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đầu tư trong trong tương lai và đây cũng là cơ sở giúp các nhà đầu tư dự đoán chi phí cần phải bỏ ra hay góp vốn vào doanh nghiệp này.

Kiến thức bổ ích: Vốn chủ sở hữu là gì?

5. Khái niệm liên quan – tỷ suất lợi nhuận thuần 

5.1.  Khái niệm và cách tính tỷ suất lợi nhuận thuần

Tỷ suất lợi nhuận thuần sẽ cho chúng ta biết doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần từ một đồng doanh thu, dùng để đánh giá khả năng sinh lời của doanh thu trong một thời kỳ. Mọi doanh nghiệp đều mong muốn tỷ suất lợi nhuận thuần càng cao càng tốt, hoặc ít nhất cũng phải đạt giá trị dương để đảm bảo khoản thu lớn hơn khoản chi.

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận thuần:

Tỷ suất lợi nhuận thuần = Lợi nhuận thuần / Doanh thu thuần x 100

Ví dụ: Lợi nhuận thuần của doanh nghiệp A là 520 triệu và doanh thu thuần là  5,326 tỷ đồng, thì tỷ suất lợi nhuận thuần sẽ là 520/5326 x 100 = 9,7%. Như vậy, cứ 100 đồng doanh thu thuần thì công ty sẽ thu được 9,7 đồng lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp đang có khả năng cạnh tranh tốt và kiểm soát tốt được chi phí đầu vào. Ngược lại, tỷ suất càng thấp thì hiệu quả hoạt động kinh doanh đang kém và vấn đề chi phí cần được xem xét. Khi tỷ suất này bằng 0 hoặc âm thì hoạt động kinh doanh đang bị thua lỗ.

Lợi nhuận thuần là gì? Khái niệm và cách tính tỷ suất lợi nhuận thuần

Tỷ suất lợi nhuận phải đạt giá trị dương để đảm bảo khoản thu lớn hơn khoản chi

5.2. Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận thuần?

Tỷ suất lợi nhuận thuần được sử dụng để so sánh giữa các công ty trong cùng lĩnh vực kinh doanh với nhau (doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thuần cao sẽ có vị thế cạnh tranh trong việc kiểm soát chi phí so với những doanh nghiệp khác) hoặc để so sánh tỷ suất lợi nhuận thuần của chính công ty qua các năm để đánh giá khả năng sinh lời trong tương lai. 

Tỷ suất lợi nhuận thuần còn là cơ sở để nhà đầu tư đánh giá về khả năng sinh lời để đưa ra quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Đây còn là một yếu tố quan trọng để các nhà cung cấp tín dụng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp. Ngoài ra, người quản lý doanh nghiệp dựa vào chỉ tiêu này để kiểm soát vấn đề chi phí.

6. Nguyên tắc tối ưu lợi nhuận thuần

Để tối ưu lợi nhuận thuần các doanh nghiệp có thể áp dụng các nguyên tắc sau đây:

6.1. Nguyên tắc Thu – Chi > 0

Để việc kinh doanh đem lại lợi nhuận, doanh nghiệp cần phải có nguyên tắc “Doanh thu phải lớn hơn chi phí” hay Thu – Chi > 0, cụ thể :

  • Quản lý nguồn thu, nguồn chi căn cứ trên ước lượng, dự đoán với sự phân tích đầy đủ.
  • Thường xuyên kiểm soát và cập nhật công nợ, lập ra chính sách xử lý nợ để tránh tình trạng mất khả năng thanh toán và tăng chi phí lãi vay.
  • Kiểm soát chặt chẽ các loại vật tư hàng hóa, xuất nhập khẩu đang tồn kho, đẩy mạnh khả năng xoay vòng vốn lưu động.
  • Lập ra bản kế hoạch tài chính rõ ràng và cụ thể để có thể kiểm soát được dòng tiền, kế hoạch thu trả nợ.
Lợi nhuận thuần là gì? Nguyên tắc tối ưu lợi nhuận thuần

Doanh nghiệp cần phải có nguyên tắc Thu – Chi > 0

6.2. Luôn nắm rõ nguyên tắc thu chi để tối ưu hóa lợi nhuận

Nguyên tắc thu chi cần phải đảm bảo có kế hoạch (nhất là kế hoạch dòng tiền), cân đối thu chi, thu lại vốn đầu tư (chi đầu tư và ROI).

Các nhà quản trị cần tách riêng giữa đầu tư (thu chi của dự án đầu tư) và các khoản chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên để đánh giá hiệu quả đầu tư và lợi nhuận. Nhưng nhiều doanh nghiệp trên thực tế chỉ tập trung vào những hoạt động sinh lời ngay mà loại bỏ các khoản đầu tư dài hạn với lý do giảm chi để cắt lỗ mà không đánh giá kỹ kết quả đầu tư, dẫn đến không còn sản phẩm sáng tạo, hoặc không có sản phẩm mới có tính cạnh tranh.

6.3. Luôn xây dựng kế hoạch tài chính để đảm bảo lưu thông dòng tiền.

Lập kế hoạch tài chính là dùng một số giả định như dự báo doanh thu, chi phí… và các báo cáo tài chính (dòng tiền, bảng cân đối, thu nhập…) trong quá khứ để đưa ra các báo cáo tài chính trong tương lai nhằm vào các mục tiêu và ưu tiên của doanh nghiệp. 

Lợi nhuận thuần có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp các nhà quản trị theo dõi và đưa ra các chính sách phù hợp với doanh nghiệp, là căn cứ cho nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ về lợi nhuận thuần cũng như tầm quan trọng của nó.

Rate this post
Chia sẻ
0915830299
DMCA.com Protection Status