Thanh khoản thị trường là gì? Những điều cần biết về rủi ro thanh khoản khi đầu tư

Thanh khoản là gì? Tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất

Thanh khoản là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực tài chính. Hiểu rõ thanh khoản thị trường là gì sẽ có lợi ích lớn cho các nhà đầu tư trong việc nghiên cứu, phân tích thị trường. Hãy cùng Dnlands qua bài viết sau đây.

Thanh khoản thị trường là gì

1. Thanh khoản thị trường là gì?

Thanh khoản dùng để chỉ mức độ lưu động của một tài sản bất kì có thể tham gia mua bán trên thị trường mà giá thị trường của nó không bị ảnh hưởng nhiều. Hay dễ hiểu hơn, thanh khoản dùng để chỉ khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một tài sản hoặc sản phẩm.

Ví dụ: 

  • Tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất vì nó có nhu cầu sử dụng nhiều và giá trị không quá thay đổi khi giao dịch
  • Các tài sản hữu hình như bất động sản, máy móc, nhà máy,… có tính thanh khoản thấp hơn bởi vì khi muốn chuyển đổi các tài sản này sang tiền mặt thì cần khá nhiều thời gian để kiếm được người có nhu cầu giao dịch.

2. Tài sản nào có tính thanh khoản cao ?

  1. Tiền mặt: Bởi vì tính lưu thông và nhu cầu sử dụng cao nên tính thanh khoản của tiền mặt là cao nhất
  2. Đầu tư trong ngắn hạn: Loại tài sản này có tỉ lệ chuyển đổi sang tiền mặt khá nhanh bởi vì thời gian chỉ từ vài ngày hoặc tháng.
  3. Khoản phải thu: Dựa vào thời hạn thanh toán. Bởi vì không giống nhau nên có trường hợp khoản phải thu kéo dài theo năm.
  4. Ứng trước ngắn hạn: Các khoản ứng trước tùy thuộc vào ngành nghề và có thời gian chuyển đổi sang tiền mặt khá tương đương với các khoản phải thu.
  5. Hàng tồn kho: Để bán được các tài sản này cần qua rất nhiều quy trình khác nhau như: kiểm kê, vận chuyển, phân phối,…
Thanh khoản là gì? Tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất
Tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất

3. Ý nghĩa của thanh khoản thị trường là gì?

Thể hiện sự an toàn và khả năng linh hoạt của một tài sản hay thị trường:

  • Tài sản ngắn hạn hay lưu động được xem là có tính thanh khoản cao khi giá của tài sản đó ít bị biến động trên thị trường.
  • Thị trường có tính thanh khoản càng cao thì thị trường càng hoạt động hiệu quả.

Thông tin hữu ích bạn nên biết:Thông tin hữu ích bạn cần biết về nhà đầu tư thiên thần

4. Tính thanh khoản thị trường của công ty là gì?

Để đánh giá tính thanh khoản của một công ty hay khả năng trả các khoản nợ, thông thường sẽ dùng 3 tỉ lệ sau:

Tỷ số thanh khoản hiện thời: là khả thanh toán nợ đến hạn. Tỷ số thanh khoản hiện thời = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn. 

  • Tỷ số thanh khoản hiện thời nhỏ hơn 1 thể hiện doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc trả nợ và có thể phá sản. 
  • Tỷ số thanh khoản hiện thời lớn hơn 1 thể hiện doanh nghiệp có thể thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Tỷ số thanh khoản nhanh: thể hiện việc doanh nghiệp có thể thanh toán mà không cần xử lý hàng tồn kho. 

Tỷ số thanh khoản nhanh = (Tài sản lưu động – Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn 

                                          = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn.

  • Tỷ số thanh khoản nhanh nhỏ hơn 0,5 thể hiện doanh nghiệp khó khăn trong việc chi trả, tính thanh khoản thấp. 
  • Tỷ số thanh khoản nhanh từ 0,5 đến 1 thể hiện doanh nghiệp có thể hoàn thành thanh toán tốt, tính thanh khoản cao.

Tỷ số khả năng thanh toán tức thời: là tỷ số thanh toán bằng tiền mặt. Tỷ số khả năng thanh toán tức thời = Vốn bằng tiền / Nợ ngắn hạn.

Vốn bằng tiền gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn và các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng mà không gặp rủi ro lớn.

thanh khoản thị trường của công ty
Đánh giá tính thanh khoản của công ty cần dùng 3 tỉ lệ phổ biến

5. Rủi ro thanh khoản thị trường là gì?

Rủi ro thanh khoản xảy ra khi doanh nghiệp, tổ chức tài chính hay cả nhà đầu tư cá nhân không có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của mình, không thể chuyển tài sản sang tiền mặt.

Khi doanh nghiệp có quá nhiều rủi ro thanh khoản, bắt buộc doanh nghiệp đó sẽ phải bán đi các tài sản của mình để bổ sung doanh thu hoặc tìm cách khác để giảm sự chênh lệch giữa  và các nghĩa vụ nợ của mình và tiền mặt khả dụng.

6. Thanh khoản trong chứng khoán là gì?

6.1. Khái niệm thanh khoản thị trường trong chứng khoán

Tính thanh khoản trong chứng khoán là khả năng chuyển đổi từ chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại. Chứng khoán có tính thanh khoản cao là chứng khoán có sẵn trên thị trường, giá cả không bị biến động và rất dễ dàng trong việc mua bán

Tính thanh khoản của chứng khoán giúp nhà đầu tư chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt một cách nhanh chóng và dễ dàng khi có nhu cầu. Điều này chính là điểm hấp dẫn đặc biệt của thị trường chứng khoán đối với các nhà đầu tư.

6.2. Rủi ro trong thanh khoản chứng khoán

Chứng khoán có tính thanh khoản thấp khi nhà đầu tư không tìm được người mua hoặc phải bán với giá thấp. Điều này gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư khi nắm giữ một lượng cổ phiếu mà không thể bán ra khi giá cổ phiếu xuống thấp, phải chịu thua lỗ liên tục thì chính là rủi ro trong thanh khoản chứng khoán.

6.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến tính thanh khoản trong chứng khoán.

– Các chỉ số tài chính của doanh nghiệp: Các chỉ số này sẽ thể hiện tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp hoạt động ổn định và tăng trưởng tốt thì tính thanh khoản sẽ cao và ngược lại.

thanh khoản chứng khoán là gì
Các chỉ số tài chính ảnh hưởng đến tính thanh khoản

– Các chính sách quy định của nhà nước đối với doanh nghiệp: Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải tuân thủ theo các quy định nhà nước nên tính thanh khoản cũng sẽ gián tiếp chịu ảnh hưởng bởi những quy định này.

– Tâm lý của nhà đầu tư: Tính thanh khoản trong thị trường chứng khoán chịu ảnh hưởng lớn từ tâm lý các nhà đầu tư. Khi thị trường tăng, tâm lý phấn khích sẽ khiến nhà đầu tư mua vào nhiều, kéo theo tính thanh khoản tăng cao. Ngược lại, khi thị trường đi xuống, nhiều nhà đầu tư bán tháo, tâm lý dè dặt và sợ hãi khiến tính thanh khoản giảm đáng kể.

7. Thanh khoản trong ngân hàng là gì?

7.1. Khái niệm về tính thanh khoản trong ngân hàng

Tính thanh khoản ngân hàng là khả năng đáp ứng tức thời nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết. Ngân hàng được xem là nơi đầu tư có tính thanh khoản cao.

7.2. Rủi ro thanh khoản ngân hàng

Rủi ro thanh khoản ngân hàng xảy ra khi ngân hàng thiếu ngân quỹ và các khoản tiền dự phòng hay tài sản ngắn hạn khác để phục vụ cho nhu cầu gửi tiền và vay vốn. Thiếu ngân quỹ có thể được hiểu như thiếu dự trữ tại ngân hàng hay không huy động được nguồn vốn ngay lập tức.

Rủi ro thanh khoản ngân hàng là gì
Rủi ro thanh khoản ngân hàng

7.3. Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản

Do ngân hàng vay quá nhiều các khoản tiền gửi, quỹ dự trữ từ các tổ chức tài chính rồi chuyển thành tài sản đầu tư có kỳ hạn. Điều này làm mất cân đối về thời hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.

Ngân hàng thay đổi lãi suất, khiến người gửi cảm thấy kênh đầu tư này không mang được nhiều lợi nhuận, do đó họ rút vốn ra khỏi ngân hàng để đầu tư vào kênh khác. Trong khi đó các khách hàng vay tiền đi tìm các khoản tín dụng khác có lãi suất thấp hơn. Điều này tác động lớn đến tính thanh khoản của ngân hàng. 

7.4. Thiệt hại từ rủi ro thanh khoản

Ở mức độ vi mô, khi rủi ro thanh khoản ngân hàng xảy ra, sẽ có những thiệt hại sau đây:

  • Ngân hàng phải tức tốc huy động vốn để đảm bảo nguồn cung tiền mặt nên phải huy động vốn với lãi suất cao. Điều này khiến cho lãi suất cấp tín dụng cao và khó cho vay.
  • Ngân hàng không thể cho vay nhưng lại phải trả lãi suất huy động làm tổn hại đến tài chính của ngân hàng
  • Ngân hàng mất tính thanh khoản làm người  gửi tiền không rút được tiền, người đi vay không được cấp tín dụng nên uy tín ngân hàng bị thiệt hại.

Ở phạm vi vĩ mô, khi rủi ro thanh khoản ngân hàng xảy ra sẽ gây ra những ảnh hưởng đối với kinh tế, xã hội. Lãi suất cấp tín dụng cao của ngân hàng sẽ làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, làm gia tăng tình trạng lạm phát, giá cả tăng ảnh hưởng đến đời sống của người dân kéo theo giảm tăng trưởng kinh tế.

Bài viết đã giải đáp các thắc mắc xung quanh thanh khoản thị trường là gì và các rủi ro thanh khoản. Hy vọng Dnlands sẽ cung cấp thêm nhiều kiến thức cho nhà đầu tư.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *