Chắc hẳn những người đang sống hoặc sở hữu căn hộ chung cư đã không còn xa lạ với phí quản lý chung cư, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về khoản phí này. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng làm rõ phí chung cư là gì? Bao gồm những gì? Và cách tính phí chung cư.
Phí quản lý chung cư là gì?
Phí quản lý chung cư là khoản tiền cố định mà người thuê hoặc chủ sở hữu căn hộ chung cư phải đóng hàng tháng hoặc theo từng kỳ cho ban quản trị tòa nhà để chi trả cho các hoạt động vận hành của chung cư.
Khoản phí này cũng được quy định chi tiết tại Điều 31 Thông tư số 02/2016/TT-BXD.
Thời gian thu phí quản lý chung cư được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư và đơn vị quản lý tòa nhà, theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng nhà chung cư có nghĩa vụ đóng các khoản phí như phí bảo trì, phí quản lý, cùng các lệ phí khác trong quá trình sử dụng nhà chung cư theo quy định cho ban quản trị chung cư hoặc đơn vị có thẩm quyền thu phí.
Xem thêm: Phí bảo trì chung cư
Phí chung cư bao gồm những gì?
Khi bạn đóng phí quản lý chung cư tức là bạn đã chi trả cho các chi phí sau:
- Dịch vụ bảo vệ và đảm bảo an ninh khu nhà như lễ tân, ban quản lý, nhân viên bảo vệ.
- Dịch vụ vệ sinh tòa nhà: lau dọn hành lang, thu gom rác thải, vệ sinh nơi công cộng, diệt côn trùng…
- Dịch vụ chăm sóc cảnh quan: chăm sóc cây xanh, vườn hoa, trang trí khu vực công cộng trong nhà,…
- Hoạt động vận hành, bảo dưỡng các tiện ích chung như máy bơm nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy, thang máy,…
- Hệ thống chiếu sáng bao gồm đèn chiếu sáng ở các khu vực chung và đèn báo khẩn cấp.
- Phí sử dụng và vệ sinh bể bơi (nếu có).
Làm thế nào để tính phí quản lý chung cư?
Phí quản lý chung cư bằng diện tích căn hộ nhân với giá dịch vụ khác nhau theo từng chung cư. Như vậy, căn hộ càng cao cấp thì phí quản lý chung cư càng cao. Giá dịch vụ ở các tòa nhà chung cư hiện nay dao động từ 3000-50000/ m2/ tháng. Trung bình mỗi căn hộ có thể đóng phí chung cư từ 300.000 VNĐ đến vài triệu VNĐ.
Để tham khảo thêm, dưới đây là mức phí quản lý chung cư ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Diện tích nhà chung cư được hoặc các phần diện tích khác không thuộc nhà chung cư được tính theo quy định sau đây:
- Nếu đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì diện tích ghi trong giấy chứng nhận sẽ dùng để tính phí quản lý chung cư.
- Nếu chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phí quản lý chung cư sẽ được tính bằng diện tích thuộc sở hữu của chủ sở hữu, xác định trong hợp đồng mua bán hoặc thuê nhà.
Việc mua hoặc thuê chỗ đỗ xe cũng phải đóng phí quản lý chung cư, mức giá này sẽ khác nhau dựa trên thỏa thuận mua hoặc thuê chỗ đỗ xe của từng nơi.
Phí quản lý chung cư cho nhà ở xã hội
Nhà ở xã hội là những căn hộ được bán hoặc cho thuê với giá rẻ để hỗ trợ đối tượng có thu nhập thấp hoặc hưởng diện ưu tiên trong xã hội.
Những căn nhà này thường thuộc sở hữu của nhà nước hoặc các tổ chức phi lợi nhuận, vì thế việc thu phí quản lý chung cư sẽ không thuộc trách nhiệm của ban quản trị tòa nhà mà sẽ do các đơn vị có thẩm quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố có nhà xã hội chịu trách nhiệm thu.
Có áp dụng thuế cho phí quản lý chung cư
Vì phí quản lý chung cư được chi trả cho các hoạt động vận hành sinh hoạt hằng ngày của các hộ gia đình nên nó cũng là một loại hình dịch vụ. Do vậy, khoản phí này cũng sẽ chịu thuế GTGT ở mức 10%.
Phí quản lý chung cư sẽ do đơn vị chịu trách nhiệm là ban quản trị tòa nhà hoặc các cơ quan có thẩm quyền thu về cũng như tính thuế và nộp theo quy định của pháp luật, người đóng thuế cũng sẽ nhận được hóa đơn đầy đủ.
Phí chung cư khác gì với phí bảo trì?
Nhiều người thường hay nhầm lẫn giữa phí quản lý chung cư và phí bảo trì. Tuy nhiên hai khoản phí này là riêng biệt và không thể sử dụng cho mục đích giống nhau.
Phí chung cư là khoản phí chi trả cho các hoạt động vận hành và quản lý ở hiện tại còn phí bảo trì được sử dụng trong việc bảo trì cơ sở hạ tầng vật chất trong chung cư có thể sẽ xuống cấp hoặc hư hỏng trong tương lai.
Cả phí quản lý và phí bảo trì đều được quy định theo luật, nếu ban quản trị tòa nhà không minh bạch giữa hai khoản phí này thì họ đã vi phạm quy định của pháp luật.
Kết lại, phí quản lý chung cư chỉ là khoản phải trả cho những dịch vụ cần thiết phát sinh trong quá trình sinh hoạt hằng ngày. Hy vọng bài viết này cung cấp những thông tin cần thiết giúp mọi người hiểu hơn về phí quản lý chung cư để từ đó có thể nắm rõ hơn về quyền lợi của bản thân.