Giải đáp thắc mắc về phí bảo trì chung cư

Phí bảo trì chung cư là gì

Nếu phí quản lý chung cư phí chi trả cho những dịch vụ hiện tại thì phí bảo trì chung cư lại đảm bảo chất lượng cơ sở hạ tầng trong tương lai. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ về khoản phí này? Hãy cùng Dnlands tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Phí bảo trì chung cư là gì?

Phí bảo trì chung cư là khoản phí được sử dụng để bảo trì cơ sở hạ tầng, vật chất  thuộc sở hữu chung (bao gồm: hành lang, hầm đỗ xe, hệ thống phòng cháy chữa cháy, máy phát điện, hệ thống chiếu sáng) bị xuống cấp theo thời gian sử dụng. 

Khi xảy ra hư hỏng hoặc xuống cấp thì chi phí trong phí bảo trì sẽ được chi trả để sửa chữa. Và khoản phí này chỉ được sử dụng để bảo trì cơ sở hạ tầng, vật chất thuộc sở hữu chung, không được sử dụng cho các công việc quản lý chung cư và các mục đích khác.

Phí bảo trì chung cư là gì
Phí bảo trì chung cư là gì

Phí bảo trì chung cư được quản lý như thế nào?

Trách nhiệm quản lý phí bảo trì chung cư thuộc về chủ đầu tư và ban quản trị tòa nhà.

Theo đó, chủ đầu tư sẽ trực tiếp thu phí bảo trì từ người mua hoặc thuê chung cư, sau đó gửi vào tài khoản tiết kiệm của tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Chủ đầu tư có thời hạn 7 ngày để thực hiện việc thu cũng như gửi tiết kiệm khoản phí này.

Tiếp theo, khi ban quản trị tòa nhà được thành lập, trong vòng 7 ngày, chủ đầu tư chịu trách nhiệm bàn giao phí bảo trì kèm theo thông báo cho cơ quan quản lý cấp tỉnh biết. Nếu chủ đầu tư không bàn giao, bàn giao không đầy đủ hoặc quá hạn bàn giao thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Sau khi chủ đầu tư bàn giao khoản phí này cho ban quản trị tòa nhà thì trách nhiệm về sau này thuộc về ban quản trị tòa nhà, bao gồm việc quản lý, sử dụng khoản phí đúng mục đích (tránh nhầm lẫn với những hạng mục trong phí quản lý) và cần đúng theo kế hoạch bảo trì.

Phí bảo trì bảo trì những gì?

  • Hệ thống kết cấu chung cư bao gồm khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường ngăn cách các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, hệ thống cấp điện, cấp nước, cấp ga, hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hỏa và các phần khác không thuộc phần sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư.
  • Các công trình công cộng không thuộc diện đầu tư để kinh doanh bao gồm sân chung, vườn hoa, công viên và các công trình khác.
  • Hệ thống các thiết bị sử dụng chung, bao gồm thang máy, máy phát điện, máy bơm nước, hệ thống thông gió, hệ thống cấp điện chiếu sáng, sinh hoạt, các thiết bị điện dùng chung, hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sưởi trung tâm, phát thanh truyền hình, thông tin liên lạc, phòng cháy, chữa cháy, cột thu lôi và các thiết bị khác.
  • Xử lý nước thải sinh hoạt bị ứ nghẹt, hút bể phốt định kỳ, cấy vi sinh cho hệ thống nước thải của nhà chung cư để đảm bảo nguồn nước an toàn.
  • Và các cơ sở hạ tầng, vật chất khác thuộc sở hữu của người mua hoặc thuê nhà trong hợp đồng mua bán, thuê căn hộ theo quy định của pháp luật.

phí bảo trì chung cư dùng để làm gì

Cách tính phí bảo trì chung cư

2% giá trị căn hộ sẽ là khoản phí bảo trì chung cư mà bạn phải nộp.

Ví dụ: căn hộ của bạn có giá trị là 10 tỷ đồng thì phí bảo trì bạn phải nộp là 200 triệu đồng.

Người mua hoặc thuê nhà phải đóng phí bảo trì nhà chung cư ngay khi nhận bàn giao nhà và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua.

Trong trường hợp phí bảo trì không đủ sử dụng, người thuê hoặc sở hữu nhà chung cư cần đóng thêm phí bảo trì đúng theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Thời gian sử dụng nhà chung cư

Phí bảo trì chung cư và những tranh chấp

Hiện nay, việc tranh chấp về việc quản lý và sử dụng phí bảo trì là loại tranh chấp nhiều thứ 2. Chủ yếu xoay quanh việc chủ đầu tư không bàn giao phí bảo trì và những bất cập trong việc sử dụng phí bảo trì của ban quản trị tòa nhà.

Theo khảo sát trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đang có những ý kiến cho rằng nên bãi bỏ phí bảo trì hoặc đóng phí bảo trì theo tháng vì việc đóng phí bảo trì ngay khi mua hoặc thuê nhà sẽ gây áp lực lên người mua hoặc thuê nhà.

Tuy nhiên, những đề xuất này là không hợp lý, và để giảm thiểu những tranh chấp về phí bảo trì, cần nhiều hơn biện pháp ngăn chặn chủ đầu tư chiếm dụng khoản phí này trước khi bàn giao cũng như gia tăng mức phạt đối với những trường hợp vi phạm. 

Cư dân biểu tình đòi CĐT trả phí bảo trì chung cư
Cư dân biểu tình đòi CĐT trả phí bảo trì chung cư

Kết lại, người thuê hoặc sở hữu căn hộ chung cư cần nắm rõ thông tin về các khoản phí bảo trì chung cư phải nộp để đảm bảo quyền lợi cho bản thân cũng như cần có sự giám sát đối với các hoạt động bảo trì trong chung cư.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *