Giá tham chiếu là gì? Phân biệt giá tham chiếu & giá mở cửa

Giá tham chiếu là gì? Giá tham chiếu được thể hiện bằng màu vàng

Thị trường chứng khoán ngoài giá mở cửa, giá đóng cửa, giá trần, giá sàn thì còn có giá tham chiếu. Giá tham chiếu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, do đó nhà đầu tư cần phải hiểu rõ. Bài viết này sẽ đi sâu vào giải thích giá tham chiếu là gì, cách tính và cách phân biệt giá tham chiếu.

Giá tham chiếu là gì

1. Giá tham chiếu là gì?

Giá tham chiếu là mức giá đóng cửa của ngày giao dịch liền trước đó, được thể hiện bằng màu vàng trên bảng điện tử giá chứng khoán. Ví dụ: Giá đóng cửa của cổ phiếu HPG vào ngày 7/7/2022 là 22.450 đồng thì giá tham chiếu của ngày 8/7/2022 vẫn sẽ là 22.450 đồng.

Giá tham chiếu là gì? Giá tham chiếu được thể hiện bằng màu vàng
Giá tham chiếu được thể hiện bằng màu vàng

2. Vai trò của giá tham chiếu là gì?

2.1. So sánh giá cổ phiếu

Khi giá cổ phiếu trong phiên giao dịch cao hơn so với giá tham chiếu ngày hôm đó thì sẽ được hiển thị trên bảng điện bằng màu xanh, có nghĩa là giá cổ phiếu đang tăng. Còn khi giá của cổ phiếu trong phiên giao dịch thấp hơn giá tham chiếu ngày hôm đó thì sẽ được hiển thị bằng màu đỏ, có nghĩa là giá cổ phiếu đang giảm. Nếu giá cổ phiếu trong phiên giao dịch bằng giá tham chiếu thì sẽ được hiển thị bằng màu vàng.

Tham khảo thêm: Cổ phiếu Blue chip là gì?

2.2. Xác định giá sàn và giá trần

Giá tham chiếu là căn cứ để tính toán mức giá sàn và giá trần của mã cổ phiếu trong phiên giao dịch. Giá trần được tính bằng cách lấy giá tham chiếu cộng với phần trăm biên độ dao động, giá sàn được tính bằng giá tham chiếu trừ đi phần trăm biên độ dao động. Biên độ dao động chính là giới hạn dao động được quy định của giá chứng khoán dựa trên giá tham chiếu trong ngày giao dịch.

  • Sàn HOSE quy định biên độ giao động tối đa là 7%, tức là giá trần/giá sàn chỉ được tăng/giảm tối đa 7% so với giá tham chiếu.
  • Sàn HNX quy định biên độ giao động tối đa là 10%, tức là giá trần/giá sàn chỉ được tăng/giảm tối đa 10% so với giá tham chiếu.
  • Sàn UPCOM quy định biên độ giao động tối đa là 15%, tức là giá trần/giá sàn chỉ được tăng/giảm tối đa 15% so với giá tham chiếu.
Giá tham chiếu là gì? Giá tham chiếu là căn cứ để tính giá sàn và giá trần của mã cổ phiếu
Giá tham chiếu là căn cứ để tính giá sàn và giá trần của mã cổ phiếu

3. Cách tính giá tham chiếu

Đối với sàn HOSE và HNX, giá tham chiếu của cổ phiếu chính là mức giá đóng cửa của ngày giao dịch liền trước đó. Đối với sàn UPCOM, giá tham chiếu của cổ phiếu được tính bằng trung bình cộng của các mức giá giao dịch lô chẵn theo phương thức khớp lệnh trong ngày gần nhất trước đó.

Ví dụ: Giá đóng cửa của cổ phiếu SSI vào ngày 7/7/2022 là 19.100 đồng, do đó giá  tham chiếu vào ngày 8/7/2022 là 19.100 đồng. SSI là cổ phiếu được niêm yết tại sàn HOSE, dựa theo quy tắc tính giá trần và giá sàn thì giá trần của SSI vào ngày 8/7/2022 sẽ là 20.437 làm tròn thành 122.400 đồng và giá sàn sẽ là 17.763 làm tròn thành 17.800 đồng.

Ví dụ: Cổ phiếu BSR niêm yết tại sàn UPCOM vào ngày thứ năm 7/7/2022 có khối lượng giao dịch là 11.635.020 và giá trị giao dịch là 259.334.345.400 vậy thì giá tham chiếu của bình quân gia quyền của phiên giao dịch là 259.334.345.400 / 11.635.020 = 22.289 đồng.

Do bước giá của sàn UPCOM là 100 đồng nên ta làm tròn thành 22.300 đồng. Vậy giá tham chiếu ngày 8/7/2022 sẽ là 22.300 đồng. Biên độ dao động sàn UPCOM tối đa là 15% nên giá trần sẽ là 25.645 làm tròn thành 25.600 đồng và giá sàn sẽ là 18.955 làm tròn thành 19.000 đồng.

Đối với sàn HOSE, nếu mệnh giá cổ phiếu nhỏ hơn 10.000 VND thì bước giá là 10 VND, nếu mệnh giá trong khoảng từ 10.000 VND đến 49.950 VND thì bước giá là 50 đồng, nếu mệnh giá lớn hơn 50.000 VND thì bước giá là 100 đồng. Đối với sàn HNX  và UPCOM, bước giá của các cổ phiếu đều là 100 VND.

Trong một số trường hợp đặc biệt, giá tham chiếu tại sàn HSX, HNX sẽ tương đương với giá tại các ngày giao dịch không hưởng quyền để cân bằng mức cổ tức hay cân đối lại các quyền hạn không được thực hiện trong các ngày đó. Lúc này, giá tham chiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ bằng giá đóng cửa của cổ phiếu này trong phiên liền kề trước đó trừ đi giá trị cổ tức. 

Nếu giá đóng cửa không xác định được do phiên gặp sự cố thì Sở Giao dịch chứng khoán sẽ xác định giá tham chiếu theo phương pháp khác khi có sự chấp thuận của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Chẳng hạn như phiên 1/6/2021, Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM tạm ngừng phiên giao dịch buổi chiều để tránh sự cố thì giá tham chiếu cho ngày hôm sau chính là giá khớp lệnh cuối cùng trong phiên buổi sáng ngày hôm đó. 

Giá tham chiếu là gì? Giá tham chiếu sẽ xác định theo phương pháp khác khi không xác định được 
Giá tham chiếu sẽ xác định theo phương pháp khác khi không xác định được

4. Sự khác nhau giữa giá mở cửa và giá tham chiếu

Giá mở cửa và giá tham chiếu là hai khái niệm thường bị nhiều nhà đầu tư nhầm lẫn với nhau, tuy nhiên hai mức giá này hoàn toàn trái ngược với nhau về mặt bản chất. Cụ thể, giá tham chiếu được xác định bằng mức giá đóng cửa của ngày hôm trước thì giá mở cửa sẽ là mức giá đầu tiên khớp lệnh giao dịch trong ngày gần nhất. Ngoài ra, giá mở cửa còn được xác định giá mua và giá bán  thông qua hình thức đấu giá.

Trên đây là toàn bộ thông tin về giá tham chiếu là gì. Hy vọng bạn đọc sẽ có thêm kiến thức về giá tham chiếu và dựa vào nó để có cái nhìn cụ thể hơn về giá trị của 1 cổ phiếu nào đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *