Hiện nay, mỗi trader hoạt động trong lĩnh vực thị trường tài chính cần hiểu những xu hướng ra sao? Và thuật ngữ điểm pivot đã không còn quá xa lạ đối với người chơi tài chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho chúng ta hiểu về điểm Pivot là gì? Các thành phần cấu thành nên Pivot Point….
1. Khái niệm về điểm Pivot là gì?
Điểm Pivot hay Pivot Point trong tiếng Anh gọi được gọi là “Điểm xoay”. Đây là một trong những ứng dụng để giúp các trader có thể xác định chính xác vùng kháng cự cũng như hỗ trợ tiềm năng nhất.
Pivot Point là mức giá trị trung bình của 3 giá: giá trị thấp nhất, giá trị cao nhất, và giá đóng của mỗi phiên giao dịch trước. Bản chất của điểm xoay Pivot là thành quả mỗi trader gặt hái được trị giá cao và trị giá thấp trong ngày.
Trong ngày giao dịch kế tiếp, nếu giá nằm ở điểm trục, xét trên phương diện lý thuyết thì đang xảy ra tình trạng tăng giá. Nếu giá nằm ở dưới điểm trục, đang xảy ra tình trạng giảm giá.
Cấu trúc của điểm xoay Pivot gồm 7 đường là điểm trục (điểm xoay Pivot), 3 đường ở trên đường chủ đạo đánh dấu S1, S2, S3 (3 đường mang nhiệm vụ hỗ trợ), 3 đường ở phía dưới đường chủ đạo đánh dấu R1, R2, R3 (3 đường mang nhiệm vụ kháng cự).
2. Các thành phần hình thành điểm Pivot là gì?
Điểm Pivot hình thành từ 3 thành phần chính là đường Pivot Point trung tâm, đường nằm dưới Pivot Point giữ vai trò mức hỗ trợ, đường nằm trên Pivot Point giữ vai trò mức kháng cự.
Giá trị của Pivot Point, mức kháng cự và mức hỗ trợ xác định theo mức giá cao nhất, mức giá thấp nhất và mức giá đóng cửa của phiên giao dịch hôm qua.
Nhà đầu tư cần sử dụng Pivot Point trong quá trình thiết lập ngưỡng hỗ trợ và kháng cự để xác định chính xác điểm vào tiềm năng, từ đó tạo ra nguồn lợi nhuận dài hạn hoặc ngắn hạn.
Để có sự cố định của từng mức giá ở khung thời gian rõ ràng, chúng ta nên thiết lập và sử dụng điểm Pivot một cách tối ưu và chính xác giúp mang lại hiệu quả cao mà thời gian đầu tư ngắn hạn.
3. Công thức tính điểm Pivot
Như đã đề cập ở trên, Pivot Point cấu tạo từ 7 đường chính là PR, R1, R2, R3, S1, S2, S3. Sau đây là một số công thức tính Pivot và quy ước chữ sau:
- P. High: (tên đầy đủ là Price High) – Giá cao nhất thời gian trước đó.
- P. Low: (tên đầy đủ là Price Low) – Giá thấp nhất thời gian trước đó.
- P. Close: (tên đầy đủ là Price Close) – Giá đóng cửa thời gian trước đó.
- PP : (tên đầy đủ là Pivot Point) Điểm xoay Pivot
Công thức:
- Điểm xoay PP
PP = (P.High+ P.Low + P.Close)/3
- Các mức hỗ trợ (Support – S)
S1 = (2 x PP) – PHigh
S2 = PP – (PHigh – PLow)
S3 = PLow – 2(PHigh – PP)
Các mức kháng cự (Resitence – R)
R1 = (2 x PP) – P.Low
R2 = PP + (P.High – P.Low)
R3 = P.High + 2(PP – P.Low)
Nhìn chung, công thức này khá phức tạp nhưng bạn cũng không nên quá lo lắng bởi hiện tại ở trên nền tảng Trading View hoặc Mtt4, Mt5 tích hợp các công thức này rồi nên bạn chỉ cần biết sơ qua là được.
Thông tin hữu ích bạn nên biết: Mô hình nến đảo chiều
4. Hướng dẫn cách giao dịch với Pivot Point
Thông qua phần trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn Điểm Pivot là gì và công thức tính Pivot Point ra sao. Xét về bản chất, khi xác định được mức R, S nghĩa là xác định chính xác mức hỗ trợ, mức kháng cự của giá. Hay giao dịch theo Pivot Point thực chất là giao dịch hướng tới sự hỗ trợ và kháng cự. Chúng ta cần có 2 phương pháp giao dịch là Break Out và đảo chiều.
4.1 Hướng dẫn giao dịch khi thị trường đi ngang
Khi thị trường chưa bộc lộ rõ xu hướng, mức giá di chuyển ở phạm vi giữa hỗ trợ và kháng cự, bạn nên thực hiện lệnh BUY để có thể hỗ trợ (đặt Stoploss ở dưới đường hỗ trợ) và SELL ở kháng cự (đặt Stoploss ở mức trên kháng cự).
4.2. Hướng dẫn giao dịch khi thị trường Breakout
Trong trường hợp Break out, traders có 2 sự lựa chọn:
Đặt lệnh Buy Stop hoặc Sell Stop để ngay cách kháng cứ hoặc hỗ trợ một đoạn, chốt lời ở điểm hỗ trợ và điểm kháng cự.
Đợi giá hồi về sau Break Out sau đó vào lệnh, chốt lời ở kháng cự, hỗ trợ ở điểm gần nhất.
Phần lớn, mọi người theo phương án 2 bởi tính an toàn cao để tránh nhiều cạm bẫy trên thị trường.
4.3. Hướng dẫn giao dịch khi thị trường đảo chiều
Nếu trường hợp cần đợi tín hiệu xong mới giao dịch để đảm bảo giao dịch đảo chiều nên hợp lưu nhiều yếu tố. Nó khá khó so với giao dịch thuận.
Nếu bạn thấy giá đang ở xu thế tăng và cần di chuyển ở PP. Sau đó bị cản ở R3, xuất hiện được cặp nến đảo chiều làm giá giảm xuống. Khách hàng cần set lệnh Limit ở R3, chốt lời ở cản gần S1.
5. Hướng dẫn cài đặt điểm Pivot trên MT4
Khách hàng không nên quá lo lắng khi chưa biết cài đặt ứng dụng Pivot trên phần mềm điện thoại MT4 như thế nào? Sau đây là tổng hợp từng bước chi tiết để bạn có thể dễ dàng thực hiện.
- Bước 1: Tải chỉ báo Pivot về máy tính. Bởi hiện nay, phần mềm này không có sẵn chỉ báo Pivot Point nên người dùng cần tải về thì mới sử dụng được.
- Bước 2: Khi tiến hành tải xong chỉ báo Indecartỏ MT4 thì bạn cần giải nén file vừa tải xuống. Sau đó mở MT4 ra.
- Bước 3: Nhìn trên thanh công cụ của MT4, lựa chọn file và chọn Open Data Folder.
- Bước 4: Chọn MQL4 -> Tiếp tục lựa chọn Indicators => Tiếp tục sao chép file chỉ báp Pivot Point vừa được giải nén và sau đó copy sang thư mục Indicators.
- Bước 5: Truy cập vào phần mềm MT4 , ở bảng Navigators lựa chọn Indicators.
Sau những loạt chỉ báo đã được cài đặt ở phần mềm MT4, sẽ có 2 cách để thao tác dễ dàng như sau:
Tắt phần mềm MT4 sau đó mở lại => Ở bảng Navigators => Lựa chọn Indicators => Sẽ nhìn thấy chỉ báo của Pivot Point hiện lên.
Bản Navigators nhấp chuột phải sau đó chọn Refresh => Lựa chọn chỉ báo Pivot xuất hiện.
Điều này giúp bạn hoàn thiện lại cài đặt điểm Pivot ở MT4, những bước thực hiện đơn giản, thuận tiện và dễ dàng thực hiện những phần giao dịch mới nhanh chóng, dễ dàng hơn rất nhiều so với trước kia.
6. Một số điểm cần chú ý khi giao dịch Pivot Point là gì?
Khi thực hiện giao dịch Pivot Point, bạn nên chú ý một số điểm quan trọng như sau:
- Hiện tại, điểm Pivot là một trong top những giá trị được nhiều khách hàng đánh giá cao về tính năng dễ dàng dự đoán chỉ số. Để có thể so sánh với những dạng đường chỉ giá khác nhau thì điểm Pivot nên xác định chính xác mức giảm thiểu độ trễ của giá ở mức tối đa. Ngoài ra, trong suốt quá trình hoạt động giao dịch, từng trader nên đặc biệt quan tâm tới các ván đề về đường hỗ trợ, đường kháng cự, đường trendline, đường EMA…
- Điểm Pivot luôn giống nhau ở mọi khung giờ. Cho nên, bạn chỉ cần áp dụng công thức duy nhất là có thể tính toán được. Điều này đồng nghĩa với việc điểm pivot point chỉ có mức giá trị trong một ngày. Tới những ngày hôm sau, mức kháng cự và mức hỗ trợ, trục chính sẽ lần lượt thay đổi, vì vậy kéo theo điểm pivot ở những ngày đó cũng thay đổi theo.
- Đặc biệt, khi tiến hành giao dịch với Pivot Point, khách hàng cần kết hợp cùng nhiều tín hiệu khác như tín hiệu chỉ báo RSI, MACD… tín hiệu từ những cặp nến được đảo chiều…
Trên đây là tất cả những thông tin chúng tôi muốn gửi gắm đến khách hàng về thắc mắc điểm Pivot là gì, phương thức giao dịch với điểm Pivot cũng như cách thức sử dụng một các hiệu quả, hợp lý nhất.