Bán khống là gì? Rủi ro khi bán khống mà nhà đầu tư nên biết

Bán khống là gì? Bán khống là bán tài sản mà người bán không sở hữu nhằm thu lợi nhuận từ việc giảm giá của chứng khoán, hàng hóa. Bán khống là một chiến lược đầu tư tuy có nhiều rủi ro cực lớn nhưng vẫn được các nhà đầu cơ cực kỳ ưu ái vì hiệu quả mà nó mang lại. Vậy bán khống là gì? Có nên thực hiện bán khống? Hãy cùng theo dõi bài viết này nhé.

bán khống là gì

1. Bán khống là gì?

Bán khống trong tiếng Anh gọi là short selling, là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận từ việc giảm giá của chứng khoán, hàng hóa thông qua việc bán tài sản mà người bán không sở hữu. Người bán khống vay chứng khoán từ người sở hữu và bán trong trường hợp dự đoán giá chứng khoán sẽ giảm, sau đó mua lại với giá thấp hơn trong tương lai nhằm thu lợi nhuận từ chênh lệch và trả lại cho người sở hữu. Nếu chứng khoán giảm giá thì người bán khống có lãi và ngược lại sẽ bị thua lỗ.

Khái niệm bán khống là gì?
Bán khống thu lợi nhuận từ việc giảm giá cổ phiếu

Nhà đầu tư khi bán khống cần phải cần có tài khoản ký quỹ gồm tài sản thế chấp là tiền mặt hoặc vốn cổ phần. Nhà đầu tư phải giữ đủ vốn chủ sở hữu trong tài khoản làm tài sản thế chấp cho khoản vay ký quỹ (ít nhất 25% theo quy định của từng công ty chứng khoán) nhằm duy trì vị thế bán (giữ cổ phiếu đã vay). Nhà đầu tư sẽ phải trả lãi cho những cổ phiếu đã vay và đảm bảo duy trì các yêu cầu về ký quỹ trong suốt thời gian nắm giữ cổ phiếu đó.

Bán khống chứng khoán được thực hiện thông qua 5 bước như sau:

  1. Vay cổ phiếu từ người sở hữu; 
  2. Bán cổ phiếu đã vay, mở vị thế bán; 
  3. Chờ cổ phiếu giảm giá;
  4. Mua lại cổ phiếu, đóng vị thế bán; 
  5. Trả cổ phiếu cho người sở hữu.

Ví dụ: Bạn vay 1.000 cổ phiếu A và bán với giá 50.000 đồng/cp, nhận về 50 triệu đồng. Nếu giá cổ phiếu V. giảm 10.000 đồng/cp, bạn dùng 50 triệu đồng của mình mua lại 1.000 cổ phiếu A chỉ với giá 40 triệu đồng. Như vậy, bạn đã thu được lợi nhuận là 10 triệu đồng từ việc bán khống. Tuy nhiên, nếu giá cổ phiếu A tăng 10.000 đồng/cp, bạn sẽ lỗ 10 triệu đồng.

2. Đặc điểm của bán khống là gì?

  • Người bán không thực sự sở hữu cổ phiếu: Người bán không thực sự sở hữu cổ phiếu đang được bán mà sẽ vay nó từ một môi giới hay đại lý. Sau đó, người bán khống bắt buộc phải mua lại cổ phiếu trong tương lai để hoàn trả lại. 
  • Thu lợi nhuận từ việc giảm giá của cổ phiếu: Bán khống thu lợi nhuận từ việc giảm giá của cổ phiếu dựa vào những phân tích và dự đoán của người bán khống. Điều này trái ngược với các đầu nhà đầu tư dài hạn.
  • Bản chất của bán khống là một loại rủi ro: Bản chất đây là một loại rủi ro, thậm chí tỷ lệ rủi ro rất cao nếu người bán khống không đủ kinh nghiệm và không tuân thủ nguyên tắc các lỗ để hạn chế rủi ro.

3. Mục đích của việc bán khống là gì?

Mục đích đầu cơ: khi các nhà giao dịch tin rằng vì một lý do nào đó giá chứng khoán sẽ giảm xuống, khi đó họ sẽ mở vị thế bán để hưởng lợi từ việc giảm giá. Điều này đòi hỏi nhà giao dịch phải có kiến thức và kinh nghiệm cao trong việc dự đoán xu hướng thị trường và có biện pháp giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn.

Mục đích phòng vệ: bán khống là công cụ mạnh mẽ cho phép các nhà đầu

tư bảo vệ danh mục đầu tư của mình. Công cụ này cực kỳ hữu ích trong những giai đoạn thị trường không chắc chắn và có những thay đổi nhanh chóng. 

Ví dụ: một nhà đầu tư đang sở hữu 10.000 cổ phiếu HPG, nhà đầu tư nghi ngờ rằng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có thể sai lệch đáng kể so với kỳ vọng của các nhà phân tích do giá thép thế giới giảm, như vậy giá cổ phiếu HPG sẽ giảm. Do đó, nhà đầu tư có thể bán cổ phiếu HPG hoặc bán khống để phòng ngừa rủi ro giảm giá. 

Bán khống là gì? Mục đích của việc bán khống
Bán khống cho phép các nhà đầu tư bảo vệ danh mục đầu tư của mình

4. Rủi ro khi bán khống là gì? 

  • Lỗ không giới hạn: cổ phiếu có thể giảm giá tối đa về 0, khi đó nhà đầu tư sẽ thua lỗ 100%. Tuy nhiên không có giới hạn tối đa về việc tăng giá cổ phiếu, nó có thể tăng giá 10 lần, 100 lần và thậm chí hơn thế. Khi đó mức lỗ của nhà bán khống là không giới hạn.
  • Chi phí khi thực hiện bán khống: ngoài giá trị cổ phiếu đi vay, người bán khống phải trả cho người sở hữu phí vay cộng với lãi phát sinh từ tài khoản ký quỹ. Tiền lãi sẽ ngày càng nhiều, nếu thời gian chờ mua lại quá lâu.
  • Rủi ro pháp lý: việc bán khống không có sự quản lý chặt chẽ nên dễ xuất hiện những vụ thao túng cổ phiếu và gây tổn thất cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

5. Khi nào nên thực hiện bán khống chứng khoán

Khi suy thoái kinh tế xảy ra: Giá chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng trong thời gian dài, bán khống chứng khoán tại thời điểm này có thể giúp nhà đầu cơ thu lợi nhuận lớn hoặc giúp nhà đầu tư bảo vệ tài sản của mình.

Ki một doanh nghiệp có những thông tin bất lợi: Trường hợp này xảy ra thường

xuyên hơn suy thoái kinh tế, nhà đầu cơ nắm bắt sát sao tình hình doanh nghiệp

có thể thực hiện giao dịch bán khống khi tình huống này xảy ra. 

Khi công ty không đạt mức lợi nhuận mong muốn: các nhà phân tích chứng khoán thường dựa trên báo cáo tài chính hàng quý của công ty để xác định EPS và ước tính lợi nhuận các quý tiếp theo để định giá cổ phiếu. Nếu công ty không đạt mức lợi nhuận mong muốn, nhà đầu cơ hoặc nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch bán khống.

Dự đoán được xu hướng tương lai: Dấu hiệu nhận biết là khi thị trường tăng nóng với 90% cổ phiếu trên sàn tăng 100% – 200% và giá cổ phiếu tăng nhanh chóng trong thời gian ngắn. 

Bán khống là gì? Khi nào nên thực hiện bán khống chứng khoán
Nhà đầu tư thực hiện bán khống khi doanh nghiệp không đạt mức lợi nhuận mong muốn

6. Bán khống cổ phiếu tại Việt Nam

Thị trường chứng khoán cơ sở 

Pháp luật Việt Nam hiện nay không cho phép nhà đầu tư bán khống cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cơ sở.  Nhưng thực tế vẫn có nhiều nhà đầu tư lách luật bằng việc vay mượn chứng khoán giữa các nhà đầu tư cá nhân.

Xem thêm: Trái phiếu chuyển đổi là gì?

Thị trường chứng khoán phái sinh 

Bán khống trên thị trường chứng khoán phái sinh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thực hiện kinh doanh tại thị trường chứng khoán phái sinh dựa vào phần giá chênh lệch, tức là vừa bán và mua ở các kỳ sau. 
  • Nhà đầu tư có thể mua chứng khoán cơ sở rồi bán khống tại thị trường chứng khoán phái sinh. 
  • Bán khống khi thị trường chung quá giá trị. Nhà đầu tư có thể dựa vào nhiều phương pháp khác nhau như: P/E, so sánh với thị trường chứng khoán quốc tế, thực hiện P/B. 
  • Dựa vào mức chênh lệch và biến động của đồ thị VFVN30 để đưa ra những phân tích thích hợp. 

Giao dịch bán khống là một chiến lược phổ biến của nhiều nhà đầu cơ vì nó cho phép họ thu lợi từ việc giảm và thị trường cũng có xu hướng giảm khá thường xuyên. Ngày nay có rất nhiều cơ hội bán khống khi các nhà đầu tư nhỏ lẻ có quyền tiếp cận với nhiều sản phẩm tài chính khác nhau. Hy vọng những thông tin phía trên đã giúp nhà đầu tư hiểu rõ bán khống là gì và có thể thực hiện bán khống một cách chuẩn xác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *