Vốn chủ sở hữu là gì? So sánh vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Vốn chủ sở hữu là gì? Vốn là một trong những nhân tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp. Nếu mức vốn càng cao thì tiềm lực doanh nghiệp càng lớn, nó giúp doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định đầu tư chính xác hơn. Bài viết dưới đây sẽ đề cập tới vốn chủ sở hữu là gì? Sự khác nhau giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ…

Vốn chủ sở hữu là gì

Vốn chủ sở hữu là gì?

Chưa có một văn bản chính thức nào đưa ra khái niệm về vốn chủ sở hữu, tuy nhiên thực tế hiện nay bạn có thể hiểu đơn thuần vốn chủ sở hữu là do chủ doanh nghiệp cùng các thành viên ở trong công ty đưa vào nhằm phục vụ mọi hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, loại vốn trên sẽ được ưu tiên để thực hiện nghĩa vụ tài chính trước khi chia đều tới chủ công ty.

Vốn chủ sở hữu đóng vai trò đặc biệt quan trọng tới sự phát triển và những hoạt động cân đối có nguồn thu của doanh nghiệp. Hiện nay, vốn chủ sở hữu bao gồm vốn điều lệ, lợi nhuận chưa phân chia cùng các nguồn doanh số khác.

vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu là gì?

Những dạng thường gặp của vốn chủ sở hữu

Hiện tại, vốn chủ sở hữu tồn tại ở các dạng khác nhau như vốn góp, lợi nhuận, sự chênh lệch về đánh giá tài sản và nguồn khác.

Vốn góp hiểu là số vốn thực tế mà từng thành viên hoặc cổ đông của công ty góp. Tài sản vốn góp là tiền, vàng và những tài sản khác.

  • Lợi nhuận kinh doanh: Yếu tố quan trọng để đặt lên ưu tiên hàng đầu. Đó là lợi nhuận giữa chênh lệch doanh thu và chi phí.
  • Chênh lệch về đánh giá tài sản: Đó là con số để phản ánh sự chênh lệch bởi doanh nghiệp đánh giá mức tài sản cố định hoặc các tài sản vào bảng kế toán. Vì vậy, khi tiến hành hoạch định ở bảng thống kê tài chính về các nguồn vốn chủ sở hữu nên đánh giá tài sản góp vốn từ những thành viên trong công ty.
  • Các nguồn khác: Với từng doanh nghiệp khác nhau hoặc mô hình phát triển, các công ty sở hữu cách huy động vốn riêng. Đây là một phần trong phần vốn của vốn chủ sở hữu.

Tham khảo thêm: Ủy nhiệm chi là gì?

Cách tính vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu của mỗi doanh nghiệp tính theo cách xác định giá trị của vốn bao gồm tài sản như đất đai, nhà cửa, hàng hoá, hàng tồn hoặc các nguồn thu nhập thụ động khác. Sau đó, bạn lấy giá trị này trừ đi những khoản nợ và các chi phí phát sinh khác.

  • Công thức tính như sau: Tài sản – Số tiền nợ cần trả.

Ví dụ minh hoạ: Chị B đang điều hành và quản lý trực tiếp công ty mỹ phẩm thiên nhiên. Chị B muốn xác định chính xác nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp.

Mức giá tài sản ước tính tầm 8 tỷ đồng. Tổng giá trị thiết bị, nhân công là 4 tỷ. Số hàng tồn kho khác là 1.5 tỷ. Ngoài ra, các khoản phải thu khác là 1 tỷ.

Hiện tại, công ty nợ 3 tỷ, 500 triệu tiền lương cho nhân viên, 2 tỷ cho nhà cung cấp mỹ phẩm thiên nhiên. Để tính toán số vốn chủ sở hữu, chị A tính dựa trên công thức là:

Vốn chủ sở hữu công ty: = ((Tổng giá trị – Tổng nợ phải trả) = (8 + 4 + 1.5 + 1) – (3 + 0.5 + 2) = 9 tỷ đồng.

=> vốn chủ sở hữu của công ty chị A là 9 tỷ đồng

So sánh vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Vốn chủ sở hữu qua những hoạt động từ doanh nghiệp sẽ phát sinh các khoản lãi hoặc bị lỗ. Nếu doanh nghiệp lãi thì phần lãi giữ lại sẽ cao và kéo theo nguồn vốn chủ sở hữu thay đổi.

Vốn điều lệ là con số đăng ký khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp bởi cơ quan có thẩm quyền. Mỗi doanh nghiệp kinh doanh ở các ngành nghề mà pháp luật quy định khi đăng ký vốn điều lệ hợp với vốn pháp định. Vốn điều lệ là xác định chính xác tỉ lệ phần vốn góp (nói cách khác là cổ phần của mỗi thành viên, cổ đông trong công ty) để từ đó làm cơ sở phân chia quyền lợi, nghĩa vụ giữa những người đó. Họ cũng chính là người phải chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đã đóng góp cho sự thành lập doanh nghiệp.

Vốn chủ sở hữu là gì? So sánh vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ
So sánh vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

 

  Vốn chủ sở hữu Vốn điều lệ
Bản chất Là khoản tài sản mà doanh nghiệp sở hữu, bao gồm vốn điều lệ và lợi nhuận có được thông qua hoạt động kinh doanh. Là khoản tài sản mà các cổ đông đóng góp và chủ sở hữu cần đóng trong điều lệ doanh nghiệp. 
Về cơ chế hình thành Vốn chủ sở hữu hình thành từ nguồn ngân sách Nhà nước, được doanh nghiệp bỏ ra hoặc góp vốn, bổ sung từ nguồn lợi nhuận có được. Vốn điều lệ hình thành qua số vốn mà từng thành viên cổ đông, chủ sở hữu đóng góp hoặc cam kết sẽ đóng góp ở thời hạn nhất định theo điều lệ doanh nghiệp.
Nghĩa vụ nợ Vốn chủ sở hữu từ chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư góp vốn hoặc có được từ hoạt động kinh doanh, cho nên vốn chủ sở hữu thực chất không phải là khoản nợ. Vốn điều lệ là khoản nợ trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản.
Về ý nghĩa

 

Vốn chủ sở hữu nhằm phản ánh thực trạng tăng hoặc giảm nguồn vốn dưới sự sở hữu của chủ doanh nghiệp, thành viên góp vốn ở trong chính doanh nghiệp… Vốn điều lệ được coi là sự cam kết trách nhiệm vật chất của phía nhà đầu tư, cá nhân hoặc tổ chức đứng ra góp vốn.

Vốn điều lệ là phần vốn đầu tư quan trọng của hoạt động doanh nghiệp cũng như cơ sở để có thể phân chia quyền lợi rủi ro khi kinh doanh đối với mỗi thành viên góp vốn.

Ngoài ra, vốn chủ sở hữu là một trong đặc tính chuyên biệt ở doanh nghiệp. Nếu công ty nhà nước thì nhà nước sẽ đóng vai trò là chủ sở hữu và phần vốn chủ sở hữu thuộc quyền quản lý và nắm giữ bởi nhà nước. Và phần vốn chủ sở hữu thì pháp luật không đưa ra một quy định mức tối thiểu sẽ là bao nhiêu.

Tuy nhiên, đối với nguồn vốn điều lệ đã được pháp luật quy định cần tương thích với phần vốn pháp định được áp dụng ở những ngành nghề như bảo hiểm, ngân hàng…

Những yếu tố tác động làm tăng – giảm vốn chủ sở hữu

Dựa theo thông tư 133 của Bộ Tài chính thì mọi doanh nghiệp hoạch toán phần vốn chủ sở hữu tăng hoặc giảm ở các trường hợp nhất định như sau:

vốn chủ sở hữu là gì? Những yếu tố tác động làm tăng – giảm vốn chủ sở hữu
Những yếu tố tác động làm tăng – giảm vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu giảm trong các trường hợp:

  • Doanh nghiệp phải hoàn trả lại phần vốn góp cho các đối tượng là chủ sở hữu vốn
  • Mức giá cổ phiếu khi tiến hành phát hành thấp hơn phần mệnh giá
  • Doanh nghiệp nên chấm dứt mọi hoạt động hoặc giải thể
  • Cần bù lỗ vào những hoạt động kinh doanh dựa theo quy định của các cấp thẩm quyền
  • Trong trường hợp công ty phải huỷ bỏ phần cổ phiếu quỹ

Vốn chủ sở hữu tăng trong các trường hợp:

  • Chủ sở hữu đóng góp thêm phần vốn vào doanh nghiệp
  • Bổ sung thêm nguồn vốn từ lợi nhuận thông qua các hoạt động kinh doanh hoặc qua quỹ thuộc vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp
  • Cổ phiếu phát hành cao hơn mức mệnh giá
  • Giá trị của từng khoản tài trợ, quà biếu hay tặng trừ đi khoản thuế cần nộp là số dương. Ngoài ra, mức giá trị này cần được các cấp thẩm quyền cho phép ghi tăng khi vốn chủ sở hữu tăng.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về vốn chủ sở hữu là gì, phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ cũng như cách tính vốn chủ sở hữu dành cho doanh nghiệp. Hãy trở thành người đầu tư thông minh để xử lý, nắm rõ thông tin về vốn chủ sở hữu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *