CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG HOA KỲ – FED LÀ GÌ? – NG N HÀNG TRUNG ƯƠNG QUỐC GIA
Một hệ thống Dự trữ Liên bang không thuộc quyền sở hữu của một cá nhân nào. Nó được thành lập năm 1913 bởi Đạo luật Dự trữ Liên bang đóng vai trò như một ngân hàng trung ương quốc gia. Đồng thời, cơ quan chính phục trực tiếp quản lý, báo cáo và chịu trách nhiệm là Hội đồng Thống đốc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ – FED là gì? Sứ mệnh, nhiệm vụ và lịch sử thành lập ra sao?
FED là gì?
Cục Dự trữ Liên bang (tiếng Anh: Federal Reserve System – Fed), hệ thống Dự trữ Liên bang (FRS), là ngân hàng trung ương quốc gia Hoa Kỳ cũng như tổ chức tài chính quyền lực trên thế giới. Bởi ngân hàng trung ương là tổ chức tài chính đặc quyền kiểm soát quá trình sản xuất cũng như phân phối tiền, tín dụng của mỗi quốc gia hoặc nhóm quốc gia.

FED – Cục Dự trữ Liên bang (tiếng Anh: Federal Reserve System – Fed), hệ thống Dự trữ Liên bang (FRS)
Nhiệm vụ và Mục tiêu chiến lược của Cục Dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ
Ngày nay, nhiệm vụ của Cục Dự trữ Liên bang rơi vào ba lĩnh vực chung:
Hội đồng quản trị có sáu mục tiêu chiến lược chính với các yếu tố có liên quan và tăng cường lẫn nhau xoáy sâu vào ba lĩnh vực cốt lõi:
- Thực hiện chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy việc đạt được các mục tiêu theo luật định của Cục Dự trữ Liên bang về việc làm tối đa và giá cả ổn định
- Thúc đẩy một hệ thống ngân hàng an toàn, lành mạnh, cạnh tranh và dễ tiếp cận và thị trường tài chính ổn định
- Quản lý các luật bảo vệ tài chính người tiêu dùng liên bang thuộc thẩm quyền luật định của Hội đồng, bao gồm các luật được thiết kế để khuyến khích các tổ chức tài chính được quản lý giúp đáp ứng nhu cầu tín dụng của cộng đồng địa phương của họ
- Thúc đẩy tính toàn vẹn, hiệu quả và khả năng tiếp cận của các hệ thống thanh toán và quyết toán của Hoa Kỳ
- Cung cấp sự giám sát của các Ngân hàng Dự trữ
- Thúc đẩy tính toàn vẹn, hiệu quả và hiệu lực của các chương trình và hoạt động của Hội đồng quản trị

Nhiệm vụ và Mục tiêu chiến lược của Cục Dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ
Tìm hiểu về Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ
FED thành lập theo Đạo luật Dự trữ Liên Bang vào 23/12/1913 nhằm ứng phó với khủng hoảng tài chính 1907. Và sự ra đời của FED đã giúp kết thúc cuộc khủng tài chính này, nhưng sau đó nó lại tiếp tục lặp lại khiến kinh tế giảm nghiêm trọng làm nhiều ngân hàng bị phá sản.
Đồng thời FED được xếp vào tổ chức độc lập bởi mọi quyết định từ Cục dự trữ đều không cần sự đồng ý, ký kết của tổng thống hoặc những cơ quan Nhà nước khác. Tuy nhiên, FED vẫn chịu sự giám sát trực tiếp từ Quốc hội và hoạt động trong những mục tiêu và chính sách tài khóa nhất định.
Nguồn lợi nhuận thu được từ FED chủ yếu là phí lãi từ chứng khoán của chính phủ Mỹ qua hoạt động giao thương của thị trường mở (OMO). Nguồn thu nhập khác bao gồm lãi đầu tư ngoại tệ, lãi cho vay từ các tổ chức lưu ký, phí dịch vụ như chuyển tiền, trừ séc… Sau khi thanh toán xong, FED sẽ chuyển phần tiền còn lại cho Bộ Tài chính Hoa Kỳ.
Xem thêm: Lý thuyết Dow là gì?
Hệ thống thanh toán của Cục Dự trữ Liên bang (Fedwire), di chuyển tiền đô hàng ngày giữa mọi ngân hàng trong cả nước. Tuy nhiên, do hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 quá trầm trọng làm FED chú ý nhiều hơn tới rủi ro. Các tổ chức tài chính dần bị FED gây áp lực nhằm cải thiện giám sát thời gian với những khoản thanh toán, rủi ro và vốn chỉ có sẵn.
Hội đồng Thống đốc của Cục Dự trữ Liên bang phải chịu trách nhiệm trực tiếp tới yêu cầu về dự trữ. Lượng tiền ngân hàng buộc giữ lại để nhằm đảm bảo đáp ứng khoản tiền rút về đột ngột. Ngoài ra, nó cũng đặt nhiều lãi suất chiết khấu, lãi suất FED tính với những khoản vay cho những tổ chức tài chính khác.
Ủy ban cần chịu trách nhiệm trực tiếp về quyết định chính sách tiền tệ, phân thành ba lĩnh vực chính giúp ổn định giá, ổn định việc làm cũng như điều tiết phần lãi suất dài hạn.
Cơ cấu hệ thống dự trữ liên bang Mỹ
Hiện nay, Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên với nhiệm kỳ 14 năm do chính Tổng thống Mỹ chỉ định:
- Ủy ban Thị trường mở (FOMC)
- Ngân hàng FED gồm 12 ngân hàng đặt ở thành phố lớn.
Trong đó:
Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên đề cử bởi Tổng thống, do Thượng viện thông qua – đó là những người đưa ra quyết định về chính sách tiền tệ.
Ủy ban thị trường mở FOMC gồm 7 thành viên từ Hội đồng Thống đốc cùng 5 chủ tịch ngân hàng chi nhánh cùng nhiệm vụ thực hiện nghiệp vụ ở thị trường mở.
12 ngân hàng dự trữ liên bang khu vực đặt ở Boston, New York, Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St. Louis, Minneapolis, Kansas City, Dallas và San Francisco.

Cơ cấu hệ thống dự trữ liên bang Mỹ
Cấp độ độc lập của FED
FED được đánh giá cao về mọi cấp độ độc lập, cụ thể như sau:
- Độc lập về chính sách
FED đưa ra quyết định về chính sách tiền tệ mà không cần thông qua bởi Tổng thống hoặc bất cứ ai ở ngành lập pháp, hành pháp của chính phủ.
FED sở hữu toàn quyết quyết định sử dụng công cụ lãi suất, tỷ giá, mức dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ… để có thể thực hiện mục tiêu trong chính sách tiền tệ là tạo bình ổn giá và công ăn việc làm.
- Độc lập về tài chính
FED sẽ không nhận nguồn kinh phí từ Quốc hội Hoa Kỳ. FED có nguồn ngân sách độc lập, doanh thu từ những tài sản nắm giữ. Chính phủ chỉ nhận được nguồn lợi nhuận từ bộ máy FED khi chia cổ tức theo luật 6%.
Trên thực tế, FED là bộ máy có thể kiếm tiền khủng khiếp, chính phủ Hoa Kỳ sẽ được hưởng một phần số tiền đó.
- Độc lập về tổ chức nhân sự
Hiện nay, thành viên của hội đồng làm việc nhiệm kỳ 14 năm, qua nhiều đời Tổng thống và Quốc hội.
Tại sao FED lại có thể tác động lên nền kinh tế toàn cầu?
Hiện tại, USD vẫn luôn khẳng định vị thế toàn cầu có khả năng thanh toán quốc tế. Mọi chính sách FED nó không chỉ tác động trực tiếp tới nền kinh tế Mỹ mà còn ảnh hưởng tới phạm vi toàn cầu. Cho nên, mọi động thái và chính sách của FED đều được thế giới theo dõi.
Bởi bản chất FED là Ngân hàng Trung ương độc lập sẽ có toàn quyền đưa ra những quyết định chính sách tiền tệ và chính sách mà không chịu sự quản lý từ chính phủ. FED đưa ra Đạo luật dự trữ Liên bang được Quốc hội Mỹ thông qua.
Đặc biệt, trong Đạo luật dự trữ Liên bang, Quốc hội Mỹ đề ra 3 mục tiêu cho chính sách tiền tệ gồm: tăng tối đa việc làm, giữ bình ổn giá và điều chỉnh lãi suất.
Với cấu trúc 4 cấp: Hội đồng thống đốc, Ủy ban thị trường mở liên bang FOMC, 12 ngân hàng có trụ sở phân bổ ở các thành phố. Vì vậy những động thái, chính sách FED có vị thế độc lập không phụ thuộc vào Tổng thống hoặc cơ quan điều hành.

Vì sao FED lại có thể tác động lên nền kinh tế toàn cầu?
Ai sở hữu Cục Dự trữ Liên bang?
Hệ thống Dự trữ Liên bang không thuộc sở hữu của một tổ chức hay bất kỳ ai. Tổ chức thành lập năm 1913 bởi Đạo luật Dự trữ Liên bang để phục vụ đóng vai trò như ngân hàng trung ương quốc gia. Hội đồng Thống đốc là cơ quan chính phủ liên bang có nhiệm vụ báo cáo và chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
Fed có in tiền không?
FED có in và quản lý tiền giấy. Cục Dự trữ Liên bang đang phát hành tờ bạc trị giá $ 1, $ 5, $ 10, $ 20, $ 50 và $ 100. Tờ tiền có mệnh giá lớn nhất từng được Cục Dự trữ Liên bang phát hành để lưu hành công khai là tờ 10.000 USD.
Fed có thu thuế không?
FED chịu trách nhiệm chính sách tiền tệ và giám sát trực tiếp hệ thống ngân hàng. Thuế liên bang sẽ được Quốc hội phê duyệt, thu độc quyền qua Sở Thuế vụ IRS. Thuế tiểu bang và thuế địa phương thu bởi từng tiểu bang và thành phố tự trị.
Những hệ quả đa chiều khi FED thắt chặt chính sách tiền tệ
Những tác động lớn từ quyết định thắt chặt chính sách tiền tệ làm lan tỏa trong nhiều lĩnh vực cả trong và ngoài biên giới Mỹ.

Những hệ quả đa chiều khi FED thắt chặt chính sách tiền tệ
Chi phí trả nợ cao hơn
Khi nguồn lãi suất tăng cao, người dân phải đi vay nhiều hơn và đặc biệt phải trả thanh toán tín dụng và nhiều ngân hàng khác cao hơn, khắt khe hơn. Vì vậy, điều này đặt ra không ít thách thức cho những công ty có mức độ hoạt động kinh doanh sản xuất kém – đây là một tác động tích cực ở các quốc gia muốn hạ nhiệt hơn những hoạt động kinh tế ở mức vừa phải. Tuy nhiên, nó lại là thách thức làm tăng áp lực dành cho các thị trường mới nổi có nợ công cao.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo các quốc gia nên được giảm nợ hoặc cần tái cơ cấu khi nợ công tăng cao.
Áp lực đối với thị trường tài chính
Một viễn cảnh các ngân hàng trung ương đang tích cực tăng nguồn lãi suất cũng như hoạt động kinh tế chậm gây ra nhiều áp lực quá lớn đối với nhiều thị trường tài chính. Hầu hết những chỉ số chứng khoán của Mỹ đã bị giảm ở nhiều tuần qua, do sự quan ngại tốc độ tăng trưởng kinh tế bị chậm làm người dùng giữ tiền hơn là chi tiêu nó, khiến nguồn thu nhập của doanh nghiệp bị giảm xuống.
Lợi suất trái phiếu của chính phủ Mỹ cũng được tăng cao với nguồn lãi suất trái phiếu trong kỳ hạn 10 năm đã vượt gần 3%, mang đến báo hiệu đầy lo ngại của các giới đầu tư trong nguy cơ suy thoái xảy ra.
Đặc biệt, những lo ngại này sẽ tăng lên khi nhà đầu tư nhận thấy FED chưa hoạt động đủ nhanh, mạnh trong tổng cuộc chiến tranh chống lạm phát.
Xu hướng thoái vốn từ các nền kinh tế mới nổi
Khi nguồn lãi suất tăng cao ở Mỹ hoặc nền kinh tế phát triển, nhiều nhà đầu tư sẽ có xu hướng rút phần tiền ra khỏi thị trường mới để kiếm thêm lợi nhuận. Điều này gây áp lực trực tiếp tới nền kinh tế đang cần vốn để tiến hành đầu tư, cũng như suy giảm đồng nội tệ.
Các ngân hàng trung ương ở những quốc gia này có thể ứng phó bằng cách nâng lãi suất cao hơn nhưng điều đó sẽ gây thêm áp lực lên nền kinh tế trong nước.
Năm 2013, FED muốn rút lui chính sách kích thích tiền tệ làm gây ra sự tụt dốc lớn của thị trường chứng khoán và làm giá trị đồng tiền giảm xuống theo khiến nhiều nhà đầu tư quốc tế phải rút vốn.
Hạ nhiệt thị trường bất động sản
FED giảm lãi suất xuống 0 từ khi đại dịch Covid – 19 bắt đầu bùng phát vào tháng 3 năm 2020 để có thêm nguồn động lực cho thị trường nhà ở đang phát triển mạnh ở Mỹ. Mức giá nhà ở tăng cao, công ty xây dựng vô cùng vất vả để có thể bắt kịp lại nhu cầu của khách hàng trong khi chuỗi cung ứng toàn cầu đang bị trì trệ, tình trạng thiếu lao động kéo dài và nguồn lao động kém chất lượng.
Tới tháng 3 năm 2022, FED đã tăng lãi suất lần đầu ở chu kỳ siết chặt tiền tệ, lãi suất đã tăng và lên 5%, góp phần giảm mạnh nhu cầu và làm hạ nhiệt giá nhà ở.
Trên đây là những chia sẻ của bài viết về FED là gì, lịch sử hình thành và phát triển cũng như những hệ lụy nghiêm trọng khi FED siết chặt nguồn chính sách tiền tệ. Hy vọng những thông tin trên thật sự hữu ích dành cho bạn đọc nhé!