Sideway là gì? & Kinh nghiệm giao dịch khi thị trường chứng khoán ở trạng thái sideway

Sideway là gì? Đâ là tình trạng thị trường rất quen thuộc với các trader lâu năm. Tuy nhiên với những ai mới tìm hiểu chứng khoán thì vẫn còn bỡ ngỡ khi nghe đến thuật ngữ này. Sideway có thể là cơ hội, cũng có thể là thách thức cho nhà đầu tư. Do đó, trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm sideway là gì, nguyên nhân có tình trạng sideway, cách theo dõi thị trường và phản ứng thế nào để thu về trong tình huống này.

Sideway là gì

Sideway là gì?

Về bản chất sideway lúc thị trường không xuất hiện những biến động lớn trong một thời gian kéo dài hay trạng thái sàn giao dịch tĩnh lặng. Trong khi xu hướng uptrend và downtrend tạo lợi cho bên bán hoặc bên mua thì tình trạng sideway sẽ tạo vị thế cân bằng tạm thời giữa người mua và bán.

Khi hiện tượng sideway diễn ra, các đường báo giá sẽ không dao động mạnh mà chỉ dịch chuyển quanh một khu vực cố định nằm trong các đường kháng cự và các đường hỗ trợ. Điều này khiến cho nhiều nhà đầu tư không biết nên tiếp tục như thế nào để công phá. Nếu như thị trường đang uptrend hay downtrend thì những người lão luyện có thể quan sát để nắm bắt xu hướng và đầu tư đúng lúc nhưng trạng thái sideway lại khiến người chơi khó để dự đoán thị trường.

sideway nghĩa là gì
Sideway là lúc thị trường không xuất hiện những biến động lớn trong một thời gian kéo dài hay trạng thái sàn giao dịch tĩnh lặng

Sideway bắt đầu và kết thúc khi nào?

Sideway thường bắt đầu ở điểm cuối xu hướng tăng hoặc giảm, sau khi giá cả đã biến đổi qua bốn lần, dù giá cả đã đổi chiều nhưng không tạo được xu thế mới. Khi xuất hiện, sideway sẽ lặp lại tầm ba lần ở giữa vùng các đường kháng cự và đường hỗ trợ. 

Về thời gian thì hiện tượng sideway thường diễn ra vào các dịp lễ tết khi hầu hết các trader không chọn để đầu tư, mua bán. Lúc này giá chứng khoán trên thị trường sẽ khá ổn định, ít biến động nên xu thế xảy ra sideway là rất cao. Sideway thường sẽ kéo dài trên thị trường trong vài ngày, vài tuần và sau đó mới chuyển qua trạng thái khác. Chỉ khi các đường kháng cự và đường hỗ trợ bị phá vỡ thì xu thế mới mới bắt đầu và đó là lúc sideway kết thúc.

Làm sao để biết thị trường đang ở sideway

Dù đã biết sideway là tình trạng sóng yên biển lặng trong chứng khoán nhưng để bạn có thể xác định được lúc nào thật sự là trạng thái sideway thì cần rất nhiều sự chú ý theo dõi. Do đó bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để nắm được điểm đầu và điểm kết thúc của sideway.

sideway trong chứng khoán là gì
Nhận biết thị trường đang ở sideway bằng cách nào?

Quan sát bảng chart đơn

Đây là cách được nhiều người lựa chọn nhất khi các trader cần xác định thời điểm sideway diễn ra. Bạn có thể quan sát sideway xuất hiện khi đường biến động giá cả không tạo được đỉnh hoặc đáy mới mà chỉ nằm giữa đỉnh và đáy của giá cũ. Điểm mới cứ bị thấp hơn điểm cao cũ và cao hơn điểm đáy cũ. 

Theo dõi đường chỉ báo giao động Average Directional Index

Average Directional Index (ADX) là đường báo giao động dựa trên các thông số từ 0 đến 100 thường được dùng để đo tầm ảnh hưởng của các xu hướng giá. Cũng chính vậy mà chỉ số này được nhiều trader theo dõi để xác định sideway hay thời gian thị trường nằm ngang. Theo đường chỉ báo này thì khi giá trị ADX dưới hơn 25 đồng thì thị trường sẽ xuất hiện sideway. Bởi vì giá ADX tăng thì sức mạnh xu hướng giá cũng sẽ tăng và ngược lại nên nhà đầu tư sẽ biết được khi nào sideway xảy ra.

Tham khảo thêm: Bollinger Bands là gì?

Sử dụng chỉ báo RSI để dự đoán

RSI là chỉ số sức mạnh có thể nói cho chúng ta biết giá chứng khoán đang biến động mức độ mạnh mẽ như thế nào, cách sử dụng cũng gần giống với chỉ số ADX. Với RSI, thị trường sẽ tăng giá mạnh khi Nếu chỉ số RSI trên 70 thì thị trường đang tăng mạnh còn RSI nhỏ hơn 30 thì thị trường đang tụt mạnh. Do đó sideway chỉ xuất hiện nếu RSI ở trong khoảng giữa 40 đến 60.

Dựa vào dải Bollinger Band

Khi thị trường chững lại thì dải Bollinger Band cũng sẽ thể hiện thu hẹp lại. Vì vậy nếu để ý đến dải này thì nhà đầu tư sẽ phát hiện có hay không tình trạng sideway.

Tại sao lại có tình trạng sideway

Nếu bạn hình dung sideway như cơ chế hoạt động của cơ thể con người hay các loại máy móc thì bạn sẽ hiểu được lý do tại sao hiện tượng này lại tồn tại. Rõ ràng là không có cơ thể hay máy móc nào có thể hoạt động xuyên suốt mà luôn khỏe mạnh và thị trường chứng khoán cũng cần nghỉ ngơi. Sideway là lúc mà các trader có thể tĩnh tâm lại hoặc cũng có thể dành nhiều thời gian chuẩn bị vốn, nhân lực và kế hoạch đầu tư tiếp theo để theo kịp xu hướng. 

Quan trọng không kém thời điểm chạm đáy và đỉnh, khoảng thời gian thị trường đang ở sideway bình ổn về giá đối với người giao dịch chứng khoán là cần thiết để họ có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn. Nếu không có thời gian này thì nhà đầu tư sẽ bị cuốn vào vòng tăng, giảm liên tục dẫn đến rối và khó đưa ra hướng đi kế tiếp khôn ngoan. Như vậy sideway là điều tất yếu của thị trường nên bạn không nên quá lo lắng khi gặp tình trạng này.

Sideway chứng khoán
Vì sao xuất hiện tình trạng sideway?

Cần làm gì khi thị trường chứng khoán ở trạng thái sideway

Các chỉ số và kinh nghiệm có thể giúp bạn biết sideway xảy ra lúc nào nhưng việc tình trạng này sẽ kéo dài chính xác bao lâu thì khó có thể rõ được. Do vậy để ứng phó với hiện tượng này bạn cần xây dựng chiến lược phù hợp.

Theo dõi kỹ xu hướng thị trường để đầu tư

Thay vì dành thời gian nghỉ dài thì bạn nên bắt tình hình biến động để ngay khi thị trường kết thúc sideway thì bạn có thể chọn mua vào hay bán ra để tạo lợi nhuận cho mình trước khi thị trường lại một lần nữa có thể trở nên bão hòa trên thị trường. Nhưng để khôn ngoan lựa chọn thời điểm đầu tư thì bạn phải nắm rõ nhất cử nhất động của thị trường để đưa ra quyết định tối ưu hóa lợi nhuận cho mình. Bạn có thể chọn đầu tư hay nắm giữ tiền mặt tuỳ vào xu thế thị trường sắp tới sau sideway.

Sideway up là gì
Theo dõi xu hướng thị trường để đầu tư sideway

Hạn chế chốt sớm trong sideway

Trong giai đoạn thị trường diễn ra sideway thì giá chứng khoán có thể tăng hoặc giảm nhẹ nhưng không đạt đáy hay đỉnh, do đó lợi nhuận nếu bạn chốt sớm sẽ không được nhiều mà phải chi trả chi phí giao dịch cao. Do đó hạn chế mua và bán mạnh trong thời gian này sẽ là một chiến lược để đợi cơ hội đạt lợi nhuận cao hơn. 

Tất nhiên nếu bạn là nhà đầu tư dài hạn và nhiều vốn thì sideway có thể được chọn làm giai đoạn mua thêm vào để tích lũy khi giá đã giảm ở mức độ nhất định. Nhưng nếu bạn là nhà đầu tư ngắn hạn thì nên tránh mua vào khi chưa có tín hiệu rõ ràng về thị trường thoát khỏi hiện tượng sideway để tránh bị chôn vốn lâu và phải gánh phí giao dịch cao. 

Tóm lại để trở thành nhà đầu tư giỏi, bạn cần nắm rõ các thuật ngữ về chứng khoán và tình hình thực tế. Sideway là gì, Sideway là tình trạng rất phổ biến nhưng không phải trader nào cũng có thể tận dụng để thu về lợi nhuận. Sideway diễn ra rất khó lường, có thể gây ra khó khăn nhưng cũng có thể là thời cơ cho bạn và tất nhiên cũng là thời điểm tốt để bạn bán ra hay mua vào tùy theo cách bạn nắm bắt cơ hội. 

Một nhà đầu tư khôn ngoan luôn phải kiên nhẫn và theo dõi từng bước của thị trường và chỉ mua, bán khi bạn đã chắc chắn về thị trường. Hi vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ bản chất sideway, nguyên nhân tồn tại, cách theo dõi và ứng biến phù hợp để không còn phải lo lắng khi thị trường rơi vào trạng thái sideway nữa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *