Phân kỳ là gì? Các chỉ báo nhận diện & xác định phân kỳ

Phân kỳ là gì? một trong những tín hiệu đảo chiều xu hướng khá quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Nó được coi là công cụ gắn liền với các chỉ báo, giúp các trader xác định điểm vào lệnh hiệu quả. Vậy phân kì là gì? Nó mang lại những hiệu quả gì cho trader? Hãy cùng Dnlands tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

phân kỳ

Phân kỳ (Divergence) là gì?

Phân kỳ (Divergence) là hiện tượng giá di chuyển theo một hướng, nhưng chỉ báo lại di chuyển theo hướng ngược lại. Nó trái ngược lại với một tín hiếu xác nhận khi chỉ báo và giá đang di chuyển cùng chiều. Phân kì có hướng di chuyển xác định bằng đỉnh và đáy của giá và chỉ báo.

Nhờ vào tín hiệu phân kỳ, nhà đầu tư có thể xác định được xu hướng của giá trên thị trường. Hoặc có thể là một tín hiệu, cơ hội tốt để nhà đầu tư tham gia giao dịch. 

phân kỳ là gì
Phân kỳ (Divergence) là hiện tượng giá di chuyển theo một hướng. Phân kỳ di chuyển xác định bằng đỉnh và đáy của giá và chỉ báo

Các loại phân kỳ thường gặp

Dựa vào từng đặc điểm, hình thái mà người ta chia phân kỳ ra làm 3 loại chính là: Regular Divergence (phân kỳ thường), Hidden Divergence (phân kỳ ẩn), Exaggerated Divergence (phân kỳ phóng đại). Mỗi loại sẽ cung cấp những tín hiệu khác nhau. Tất cả sẽ được làm rõ trong phần nội dung dưới đây.

1. Phân kỳ thường

Phân kỳ thường cho phép xác định điểm đảo chiều, xu hướng từ tăng sang giảm hay ngược lại. Phân kỳ thường được chia làm 2 loại:

  • Phân kỳ dương

Khi giá đang tạo đáy thấp nhưng indicator lại cho thấy đáy sẽ cao hơn thì lúc đó Regular Bullish Divergence (Phân kỳ thường Chiều tăng) xuất hiện, báo hiệu ở thị trường đang có xu hướng đảo chiều từ giảm thành tăng. Dấu hiệu này cho thấy động lượng giảm giá đã suy yếu và khả năng xu hướng bị đảo chiều. Nhờ vậy căn cứ vào các tín hiệu phân kỳ dương, nhà đầu tư có thể hy vọng vào một sự đảo chiều xu hướng từ giảm sang tăng. Để chắc chắn hơn thì nhà đầu tư nên kết hợp với nhiều tín hiệu khác nhau như sự xác nhận của nền tăng và sự đồng thuận của khối lượng giao dịch.

phân kỳ rsi
Phân kỳ tăng giá
  • Phân kỳ âm

Khi giá tạo đỉnh cao hơn nhưng indicator lại tạo đỉnh thấp hơn, thì đó là lúc Bearish Divergence (Phân kỳ giảm giá) xuất hiện, báo hiệu thị trường đang có xu hướng đảo chiều từ tăng sang giảm. Tín hiệu này cho thấy động lượng tăng đã suy yếu và sắp diễn ra đảo chiều giảm. Nhờ vậy, nhà đầu tư có thể dựa vào tín hiệu phân kỳ âm để giao dịch theo chiến lược đảo chiều xu hướng từ tăng sang giảm. Tuy nhiên để chắc chắn hơn thì ta nên chờ thêm một số tín hiệu khác để vào lệnh như: khối lượng giao dịch tăng hoặc có sự xác nhận của nến đỏ liên tiếp hay các mô hình nến đảo chiều,…

phân kỳ dương
Phân kỳ giảm giá

2. Phân kỳ ẩn

Phân kỳ ẩn được sử dụng để giao dịch tiếp diễn theo xu hướng của giá. Phân kỳ ẩn chia thành 2 dạng:

  • Phân kỳ ẩn tăng giá:

Phân kỳ ẩn tăng giá thường xuất hiện khi giá tạo đáy cao hơn trong xu hướng tăng (Higher Lows), nhưng RSI lại tạo đáy thấp hơn (Lower Lows).

Tín hiệu này thường xuất hiện trong một xu hướng tăng mạnh mẽ, cho thấy giá sẽ tiếp diện theo xu hướng tăng. Vì vậy, nhà đầu tư có thể vào lệnh Buy để giao dịch thuận xu hướng. Để xác suất thành công được cao hơn, nhà đầu tư có thể kết hợp thêm các tín hiệu khác khi giao dịch như nến xanh tăng, mô hình giá tiếp diễn, sự đồng thuận của khối lượng giao dịch…

phân kỳ dương là gì
Phân kỳ ẩn tăng giá
  • Phân kỳ ẩn giảm giá:

Phân kỳ ẩn giảm giá xuất hiện trong một xu hướng giảm mạnh khi giá tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, nhưng chỉ báo lại tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Tín hiệu này cho thấy được xu hướng giảm có khả năng vẫn tiếp diễn, nhà đầu tư có thể vào lệch Sell để giúp việc giao dịch thuận theo xu hướng. Để giảm tối đa rủi ro thì các nhà đầu tư nên chờ các tín hiệu xác nhận xu hướng khác từ: xuất hiện các cây nến đỏ, các mô hình giá tiếp diễn xu hướng giảm,…

Xem thêm: Nến Shooting Star là gì?

3. Phân kỳ phóng đại

Phân kỳ phóng đại khi giá tạo 2 đỉnh hoặc đáy bằng nhau báo xu hướng đi ngang kết thúc và chuẩn bị cho xu hướng mới xuất hiện. Phân kỳ phóng đại được chia thành 2 loại như sau:

  • Phân kỳ phóng đại chiều tăng

Phân kỳ phóng đại chiều tăng (Exaggerated Bullish Divergence) xuất hiện khi giá tạo 2 đáy bằng nhau, nhưng chỉ báo lại tạo đáy sau cao hơn đáy trước đó. Nhờ tín hiệu này giúp ta thấy được xu hướng ngang ( sideway) sắp kết thúc để chuyển sang xu hướng mới: xu hướng tăng. Nhờ vậy mà các nhà đầu tư có thể tận dụng cơ hội để vào lệnh Buy để mua khi mà thị trường sắp bước vào xu hướng tăng.

  • Phân kỳ phóng đại chiều giảm

Phân kỳ phóng đại chiều giảm (Exaggerated Bearish Divergence) xuất hiện khi giá hình thành 2 đỉnh bằng nhau nhưng chỉ báo lại tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Tín hiệu này dự báo xu hướng đi ngang sắp kết thúc và sắp chuyển sang xu hướng mới: xu hướng giảm. Nhờ vậy, các nhà đầu tư có thể tận dụng cơ hội để vào lệnh Sell để bán ra khi mà thị trường sắp bước vào xu hướng giảm.

Các chỉ báo nhận diện & xác định phân kỳ

Để có thể xác định tín hiệu phân kỳ, nhà đầu tư cần dựa vào đường giá và các chỉ báo kỹ thuật, đặc biệt là nhóm chỉ báo động lượng. Sau đây là một số chỉ báo quan trọng được dùng trong việc xác định tín hiệu phân kỳ mà các nhà đầu tư cần biết:

  • MACD

MACD (Moving Average Convergence/Divergence), chỉ báo này được dùng để hỗ trợ việc xác định những thay đổi về sức mạnh, động lượng và thời gian của một xu hướng. Nhờ vậy giúp các nhà phân tích phần nào dự đoán được xu hướng thị trường. Tín hiệu phân kỳ của đường MACD và đường giá thường khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, chỉ báo MACD thường đi sau giá nên sẽ có độ trễ nhất định. Vì vậy nhà đầu tư nên sử dụng thêm các chỉ báo khác để tăng độ tin cậy.

phân kỳ rsi là gì
Chỉ báo MACD hỗ trợ xác định động lượng
  • Chỉ báo RSI

RSI là chỉ số sức mạnh tương đối, được sử dụng để đánh giá hướng của động lượng thị trường, giúp nhà đầu tư xác định thị trường đang ở giai đoạn nào: quá mua hay quá bán. RSI được biểu diễn dưới dạng bộ giao động di chuyển giữa 2 đường cực trị 0 và 100. Tín hiệu mua quá mức ( overbought) khi RSI vượt qua đường 70 hướng lên trên. Tín hiệu quá bán ( oversold) khi RSI vượt qua đường 30 hướng xuống. Nhà đầu tư có thể dựa vào đường giá và đường giao động này để xác định phân kỳ, tìm ra được hướng đi của giá.

RSI được coi là chỉ báo mạnh do phản ứng trước giá. Tuy nhiên RSI cũng có độ nhiễu nhất định nên được sử dụng như một phần của chiến lược giao dịch.

phân kỳ đầu tư
RSI là chỉ số sức mạnh tương đối, được sử dụng để đánh giá hướng của động lượng thị trường, giúp nhà đầu tư xác định thị trường
  • Stochastic

Stochastic là một trong số các chỉ báo giao động và thường được dùng để xác định lực mua bán của thị trường. Chỉ báo Stochastic được hình thành từ một đường chỉ báo và đường tín hiệu và được giới hạn trên thang điểm từ 0 đến 100. Khi chỉ báo Stochastic >80 thì cho thấy tín hiệu mua quá mức. Khi chỉ báo<20 thì cho thấy tín hiệu bán quá mức. Nếu có sự khác biệt giữa đường giá và Stochastic thì chứng tỏ phân kỳ đã được hình thành. Đó chính là cơ hội tốt để các nhà đầu tư nhận định xu hướng thị trường.

Có nên sử dụng phân kỳ trong trading không?

Phân kỳ là một trong những tín hiệu quan trọng trong giao dịch theo xu hướng vậy nên để tốt và hiệu quả hơn thì nên sử dụng phân kỳ trong trading. Tuy nhiên cần phải biết sử dụng kết hợp với các mô hình khác như mô hình giá, mô hình nến Nhật hoặc các vùng hỗ trợ kháng cự quan trọng. Đồng thời việc kết hợp phân tích trên nhiều khung giờ sẽ giúp tăng hiệu quả xác suất thắng. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng nên không quá lạm dụng phân kỳ trong trading để tránh thua lỗ không đáng có.

Một số lưu ý khi sử dụng phân kỳ

Nhờ tín hiệu phân kỳ mà việc xác định hướng đi của giá trong tương lai trở nên dễ dàng đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, tín hiệu này không phải lúc nào cũng hoàn toàn chính xác. Vì vậy dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng phân kỳ:

  1. Nhà đầu tư nên chọn lọc tín hiệu phân kỳ chất lượng trước khi tiến hành giao dịch.
  2. Nên theo dõi hành động giá đi kèm với tín hiệu phân kỳ để đưa ra nhận định chính xác hơn.
  3. Trước khi thực hiện giao dịch phân kỳ,nhà đầu tư nên chú ý đến khối lượng và thời gian mà tín hiệu phân kỳ này kéo dài. Nếu phân kỳ kéo dài thì nhà đầu tư nên bỏ qua tín hiệu này và đợi một cú pullback rồi mới bắt đầu giao dịch.

Trên đây là một số những thông tin và lưu ý chi tiết về phân kỳ là gì giúp cho việc giao dịch thị trường thêm thuận lợi và hiệu quả được tốt hơn. Hi vọng những kiến thức bổ ích này có thể giúp các nhà đầu tư thuận lợi và thành công trong việc khai thác phân tích thị trường của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *