Nhà mái Nhật – thiết kế đơn giản mà hiện đại

Nhà mái Nhật với mái bằng

Trong kiến trúc nhà ở, phần mái là một phần quan trọng, hiện nay cũng được thiết kế với nhiều phong cách khác nhau. Trong đó, nhà mái Nhật có phần thiết kế mái cũng là xu hướng và rất được ưa chuộng hiện nay. Vì thế trong bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu nhà mái Nhật là gì? Ưu nhược điểm ra sao và khác gì với nhà mái Nhật qua bài chia sẻ dưới đây của Dnlands nhé.

Nhà mái Nhật là gì?

Khái niệm

Nhà mái Nhật là loại nhà được thiết kế phần mái theo phong cách của đất nước mặt trời mọc Nhật Bản. Với đặc điểm mái có độ bằng cao, ít dốc, nếu có thì mức độ dốc cũng thấp, phần mái như vậy góp phần giúp căn nhà trở nên nhẹ nhàng thanh tao hơn.

Đối với khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở Việt Nam, phần mái Nhật này sẽ được điều chỉnh lại trong khâu thiết kế kiến trúc để có thể thoát nước một cách tốt nhất.

Các kiểu nhà mái Nhật

Nhà mái ngói dốc

Nhà mái Nhật với mái dốc
Nhà mái Nhật với mái dốc

Nhà mái Nhật vẫn đảm bảo độ dốc cho phần mái nhà, tuy nhiên mức độ không cao bằng nhà mái Thái. Thiết kế phần mái sẽ bao gồm mái lớn giao với những mái nhỏ xếp chồng lên nhau, tạo cảm giác khi nhìn vào giống những lớp sóng, giúp cho phần mái cứng ngắc trở nên mềm mại và độc đáo hơn.

Nhà mái ngói bằng

Đây là kiểu mái được đổ rộng và dài ra bốn góc căn nhà, vừa mang hơi thở hiện đại lại có công dụng tối ưu hóa việc tránh mưa, tránh nắng. Mái bằng đúng với phong cách thiết kế của người Nhật, vừa đơn giản vừa tối ưu hóa công năng sử dụng.

Nhà mái Nhật với mái bằng
Nhà mái Nhật với mái bằng

Có nên xây dựng nhà mái Nhật không?

Trước khi quyết định thiết kế mái theo phong cách Nhật, chúng ta cần cân nhắc những ưu nhược điểm mà kiểu máy này mang lại.

Ưu điểm

Trước hết, nhà mái Nhật có thiết kế phần mái nhẹ nhàng, thanh thoát, nó cũng dốc như mái Thái nhưng với độ dốc nhỏ hơn, chỉ khoảng 40%. Điều này giúp cho bộ phận mái không bị quá to, ngộp so với cả ngôi nhà, tạo nên nét hài hòa cho tổng thể, tạo cảm giác dễ chịu, dịu mắt khi nhìn vào ngôi nhà.

Đặc biệt với kiểu mái có độ dốc thấp như vậy, sẽ dễ dàng hơn trong thiết kế bên ngoài, phù hợp với tất cả phong cách từ hiện đại, tân cổ điển đến cổ điển.

Không những thế, kiểu thiết kế này không cố định phải sử dụng vật liệu nào hoặc theo lối xây dựng nhất định, tùy theo sở thích của gia chủ mà có thể yêu cầu kiến trúc sư thiết kế theo sở thích. Loại thiết kế mái này cũng không kén vật liệu, bạn có thể sử dụng bất cứ nguyên vật liệu nào miễn là đảm bảo chất lượng tốt nhất cho phần mái nhà.

Nhược điểm

Đối với kiểu thiết kế của nhà mái Nhật mặc dù tối giản, thanh tao nhưng chi phí dành cho việc xây dựng cũng lớn hơn so với các loại mái đơn giản hơn như mái tôn, mái bê tông cốt thép.

Kiểu mái này theo hướng hiện đại, tối giản do vậy nếu ngôi nhà thiết kế quá cầu kỳ, nhiều chi tiết sẽ không hài hòa với tổng thể, gây nên sự rối mắt, và khó chịu khi nhìn vào.

Chi phí xây dựng nhà mái Nhật

Nếu bạn có ý định xây dựng nhà ở, và ưa thích nhà mái Nhật, bạn có thể tham khảo chi phí đầy đủ nhưng cũng tối ưu nhất dưới đây dành cho căn nhà 2 tầng với diện tích 100m2:

STT HẠNG MỤC CÔNG VIỆC ĐƠN VỊ ĐƠN GIÁ GHI CHÚ
A Móng      
1 Cọc ép 200×200, sâu 5-7 m m2             200,000    
B Tầng 1      
1 Gạch ceramic 800×800 ốp lát  m2               200,000    
2 Gạch ceramic 300×300 lát sàn vệ sinh m2               160,000    
3 Gạch ceramic 300×600 ốp nhà vệ sinh ốp cao 2m4 m2               180,000    
4 Đá ốp lát khu sảnh chính m2           1,300,000    
5 Đá ốp lát bậc thang và sảnh phụ m2               900,000    
6 Đá ốp lát cầu thang m2               900,000    
7 Lan can kính cầu thang md           1,500,000   bao gồm tay vịn gỗ 
8 Cửa sổ nhôm kính Việt Pháp m2           1,700,000   bao gồm phụ kiện, hoa sắt
9 Cửa đi wc nhôm kính PMA m2           1,500,000   đã bao gồm phụ kiện
10 Bộ cửa đi sảnh chính, phụ, thông phòng gỗ lim Nam Phi m2           2,500,000   đã bao gồm khóa và phụ kiện( khóa cửa Huy Hoàng, phụ kiện Việt Tiệp)
11 Khuôn kép gỗ lim Nam Phi md             900,000   đã bao gồm nẹp cửa
12 Khuôn đơn gỗ lim Nam Phi md               580,000   đã bao gồm nẹp cửa
13 Sơn nội thất kova m2                 55,000    
14 Sơn Ngoại Thất Kova cao cấp m2               65,000    
15 Sơn Giả Đá chân đế md             180,000    
16 Thiết bị vệ sinh Inax Bộ         10,000,000    
17 Vật tư điện (công tắc ổ cắm, tủ điện và át tô mát SINO. Bóng điện Rạng Đông, Philips,Panasonic)           10,000,000   Không bao gồm đèn chùm trang trí 
C Tầng 2      
1 Gạch ceramic 800×800 ốp lát  m2               200,000    
2 Gạch ceramic 300×300 lát sàn vệ sinh m2               160,000    
3 Gạch ceramic 300×600 ốp nhà vệ sinh ốp cao 2m4 m2               180,000    
4 Cửa sổ nhôm kính Việt Pháp m2           1,700,000   bao gồm phụ kiện, hoa sắt
5 Cửa wc nhôm kính PMA m2           1,500,000   đã bao gồm phụ kiện
6 Cửa đi ban công, thông phòng gỗ lim Nam Phi m2           2,500,000   đã bao gồm khóa và phụ kiện( khóa cửa Huy Hoàng, phụ kiện Việt Tiệp)
7 Khuôn kép gỗ lim Nam Phi md             900,000   đã bao gồm nẹp cửa
8 Khuôn đơn gỗ lim Nam Phi md               580,000   đã bao gồm nẹp cửa
9 Sơn nội thất Kova m2                 55,000    
10 Sơn Ngoại Thất Kova cao cấp m2                 65,000    
11 Thiết bị vệ sinh Inax Bộ         10,000,000    
12 Lan can kính ban công md           1,500,000    
13 Mái nhựa poly an toàn che ban công m2               650,000    
14 Vật tư điện (công tắc ổ cắm, tủ điện và át tô mát SINO. Bóng điện Rạng Đông, Philips,Panasonic)           10,000,000   không bao gồm đèn chùm trang trí 
D Tầng áp mái, các phần mái dốc trang trí và các phần khác      
1 Ngói Fujko m2               180,000    
2 Phần gạch trang trí mặt đứng m2               250,000    
3 Gạch rối ốp chân đế m2               200,000    
4 Trần thạch cao phòng khách, bếp m2               175,000   phòng khách + bếp ( phần hỗ trợ )
5 Lam giả gỗ trang trí ngoài trời m2           1,500,000    
6 Mái bê tông m2    
7 Máy bơm panasonic 1           2,000,000    
8 Téc nước Inox Sơn Hà 1.5m3 và phụ kiện đầu nối 1           5,800,000    
9 Hệ thống dây camera      
10 Dây điện Trần Phú      
BẢNG ĐƠN GIÁ THI CÔNG
TT Hạng mục công việc Diện tích Đơn giá Thành tiền
1 Diện tích móng   100             1,650,000                       165,000,000  
2 Diện tích tầng 01 100           5,500,000                       550,000,000  
2 Diện tích tầng 02 100           5,500,000                       550,000,000  
3 Diện tích mái 140             800,000                       112,000,000  
4 Chi phí chủ đầu tư tự thi công                     1,377,000,000  

 

Phân biệt nhà mái Nhật và nhà mái Thái

Nhà mái Nhật và nhà mái Thái đều là những kiểu thiết kế mái nhà rất được ưa chuộng tại Việt Nam, không chỉ bởi công năng trong việc chống nắng, thoát nước mà còn đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ.

Nhà mái Nhật sẽ có phần mái bớt dốc hơn so với nhà mái Thái, dù là kiểu mái dốc thì vẫn có độ dốc thấp hơn, chỉ khoảng 40%, đủ để có thể thoát nước. Phần đỉnh mái Thái được xây dựng là chóp nhọn, còn phần mái Nhật sẽ được xây dựng bằng hơn, tạo nên cảm giác mềm mại hơn.

Tham khảo thêm: Condotel là gì?

Nhà mái Nhật là sự giao thoa trong 2 văn hóa thiết kế, kết hợp hài hòa giữa mái Thái và mái ngói phong cách cổ điển của châu Âu. Đối với khí hậu có độ ẩm cao như ở Việt Nam, việc lựa chọn mái Thái có thể tối ưu hơn, do có độ dốc lớn, ngăn việc ứ đọng nước, đảm bảo tính khô ráo thoáng mát, về lâu về dài đảm bảo tuổi thọ cho các vật liệu xây dựng.

Top 5 mẫu nhà mái Nhật đẹp

Nhà mái Nhật một tầng phong cách hiện đại
Nhà mái Nhật một tầng phong cách hiện đại
Nhà mái Nhật với mái bằng
Nhà mái Nhật với mái bằng
Nhà mái Nhật phong cách truyền thống Nhật Bản
Nhà mái Nhật phong cách truyền thống Nhật Bản
Biệt thự mái Nhật với thiết kế tân cổ điển
Biệt thự mái Nhật với thiết kế tân cổ điển
Nhà mái Nhật 2 tầng
Nhà mái Nhật 2 tầng

Như vậy, nhà mái Nhật có kiểu thiết kế mái nhà theo phong cách tối giản, hiện đại, tiện ích của người Nhật, mái ngói dốc vẫn có thể đáp ứng thích nghi với khí hậu Việt Nam, do đó sẽ trở thành lựa chọn tốt nhất cho những ai có ý định xây nhà. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn nắm rõ thông tin về nhà mái Nhật cũng như ưu, nhược điểm và chi phí xây dựng để có thể có quyết định tốt nhất trong quá trình xây dựng nhà ở.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *