Lạm phát là gì? Lạm phát là một tình trạng xuất hiện khi các quy luật về hàng hóa không được tôn trọng, nhất là các quy luật lưu thông tiền tệ. Vậy lạm phát xảy ra khi nào? Tác động đến con người như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Lạm phát là gì? Ví dụ cụ thể về lạm phát
Lạm phát được hiểu là sự tăng mức giá chung liên tục của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và là sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó theo kinh tế vĩ mô. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây. Vì vậy lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
Ví dụ: Giá xăng từ đầu năm 2022 đến nay đã tăng 12 lần trong đó tổng cộng xăng E5RON92 đã tăng 7.967 đồng/lít; xăng RON95-III đã tăng 8.505 đồng/lít trong năm
Không chỉ vậy khi so sánh với các nước khác, lạm phát còn được hiểu là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác.
Pháp luật quy định thế nào về lạm phát?
Hiện nay, lạm phát được đề cập đến tại Điều 3 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 tại các văn bản pháp luật. Trong đó, chỉ tiêu lạm phát được coi là một trong những biểu hiện của quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền.
Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hàng năm, chỉ tiêu được thể hiện qua quyết định về chỉ số giá tiêu dùng, giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Lạm phát được phân thành bao nhiêu loại?
Hiện nay lạm phát được chia thành 3 mức độ dưới đây:
STT | Mức độ | Đặc điểm |
1 | Lạm phát tự nhiên | Tỷ lệ lạm phát từ 0- 10%/năm. Ở mức hộ này, nền kinh tế vẫn hoạt động bình thường, ít gặp rủi ro và cuộc sống của người dân vẫn diễn ra ổn định. |
2 | Lạm phát phi mã | Tỷ lệ lạm phát từ 10%- dưới 1000%/ năm. Ở mức độ này, nền kinh tế của một quốc gia sẽ bị biến động nghiêm trọng. Đồng tiền bị mất giá trầm trọng khiến thị trường tài chính bị phá vỡ. |
3 | Siêu lạm phát | Tỷ lệ lạm phát trên 1000%/năm. Siêu lạm phát xảy ra để lại hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế một quốc gia., khiến nền kinh tế khủng hoảng và khó phục hồi về trạng thái ban đầu. |
Nguyên nhân phổ biến của lạm phát là gì?
Lạm phát xảy ra có thể do rất nhiều nguyên nhân nhưng dưới đây là những nguyên nhân trọng, ảnh hưởng lớn đến vấn đề lạm phát:
4.1 Lạm phát do cầu kéo
Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng lạm phát của nền kinh tế thị trường là do cầu kéo. Lạm phát do cầu kéo có nghĩa là khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên và kéo theo giá cả của mặt hàng đó và các mặt hàng khác cũng tăng theo. Vậy nên, đồng tiền bị mất giá do phải dùng và chi nhiều tiền hơn một hàng hóa hoặc sử dụng một dịch vụ.
4.2 Lạm phát do xuất khẩu
Khi nhu cầu tăng dẫn đến hàng hóa xuất khẩu tăng, khiến cho lượng tiêu thụ hàng hóa của thị trường nhiều hơn số lượng hàng hóa cung cấp ( tổng cầu> tổng cung). Kéo theo đó, hàng hóa được thu gom lại để xuất khẩu làm cho lượng hàng hóa cung cấp cho thị trường trong nước giảm mạnh.
Vậy nên, giá cả các hàng hóa bị giảm sút vì xuất khẩu cũng tăng theo dẫn đến tình trạng lạm phát.
Ví dụ: Khi xuất khẩu hàng nông sản tăng mạnh thì phần lớn trong nước nông sản sẽ được cung cấp để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Do đó hàng nông sản bị giảm sút, thiếu trong nước dẫn đến tình trạng giá bán tăng cao, xảy ra lạm phát.
4.3 Lạm phát do nhập khẩu
Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên. Vì vậy, hình thành nên tình trạng lạm phát.
Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến lạm phát nhập khẩu còn có thể do tỷ giá tăng hoặc kết hợp cả giá mua hàng từ nước ngoài cùng tỷ giá đều tăng.
Hiện nay, có thể thấy rõ được nguy cơ của lạm phát nhập khẩu là giá nhập khẩu tăng nhất là xăng dầu, sắt thép,… so với cùng kỳ năm trước. Đó là nguyên nhân dẫn đến giá thành các nguyên liệu đầu vào tăng, giá thành các hàng hóa trong nước tăng theo.
4.4 Lạm phát tiền tệ
Lạm phát tiền tệ xảy ra khi ngân hàng mua ngoại tệ hoặc in nhiều tiền hơn sẽ dẫn đến lượng tiền có sẵn nhiều. Vậy nên nhu cầu hàng hóa cũng như dịch vụ cũng tăng cao.
Ảnh hưởng của lạm phát đến kinh tế như thế nào?
Bên cạnh những tác động tiêu cực mà lạm phát gây ra ở trên thì nó cũng có không ít các ảnh hưởng tiêu cực. Tiêu biểu trong đó là các khía cạnh dưới đây:
5.1 Đến sản xuất
Sản xuất là một trong những yếu tổ bị lạm phát ảnh hưởng rất lớn. Do lạm phát khiến cho nhiều mặt hàng là nguồn cung cho hoạt động sản xuất tăng giá dẫn đến giá cả cũng tăng theo.
Tham khảo thêm: Thặng dư vốn cổ phần là gì?
Mặt khác, những nhà cung cấp nguyên liệu lại thu được nhiều lợi nhuận khi lạm phát xảy ra. Vì vậy, họ sẽ cố gắng tăng thêm lượng dự trữ với mong muốn tăng giá thành bán ra do vậy xảy ra việc tích trữ, dồn ép hàng hóa cũng tăng lên.
5.2 Đến thu nhập và việc làm
Lạm phát xảy ra dẫn đến nhu cầu tiêu dùng, chi phí bỏ ra cũng cao hơn kéo theo tiền lương của người lao động phải tăng lên để đáp ứng nhu cầu chi phí cuộc sống.
Tuy nhiên, tiền lương thực tế của người lao động chưa đuổi kịp được tốc độ tăng giá thành sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa… của thị trường. Do vậy, người lao động có nhu cầu phải được tăng lương phù hợp với tốc độ tăng giá của hàng hóa, dịch vụ.
Có thể thấy, nếu lạm phát kéo dài thì có thể dẫn đến rối loạn trong thị trường lao động, tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập cũng như mức độ sống của người có thu nhập cao và thấp trong xã hội.
5.3 Đến tăng trưởng kinh tế
– Nâng độ chênh lệch giữa tỷ lệ cung, cầu trên thị trường: Tỷ lệ cung và cầu chênh lệch sẽ ảnh hưởng đến sức mua, sản lượng và giá cả của hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
– Tạo ra sự phân hóa giàu, nghèo trong xã hội: Khi giá cả tăng cao, nhiều người sẽ trục lợi, đẩy giá cả hàng hóa trên thị trường tăng cao và trở nên giàu có hơn. Ngược lại, khi giá cao vậy, người nghèo càng khó khăn tiếp cận với hàng hóa tiêu dùng thiết yếu nên cuộc sống trở nên khó khăn hơn, nghèo hơn.
– Lạm phát dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm đi. Mặc dù đồng tiền bị mất giá nhưng giá cả hàng hóa lại càng ngày càng cao đặc biệt là giá nguyên liệu vật liệu, tư liệu sản xuất cũng tăng theo… khiến nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng.
Do đó, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế sẽ bị cản trở và có thể bị thụt lùi. Có thể thấy lạm phát không chỉ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế mà còn tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một đất nước.
Các biện pháp kiểm soát lạm phát
Để kiểm soát lạm phát của một quốc gia và bảo vệ nền kinh tế ổn định thì có một số biện pháp có thể áp dụng:
6.1 Giảm bớt lượng tiền
Vì sự mất giá của đồng tiền là một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát nên cần ngừng phát hành tiền để giảm lượng tiền đưa vào trong lưu thông. Đồng thời, nâng lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tiền gửi để thúc đẩy người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn.
Không chỉ vậy, có thể tăng tiền thuế tiêu dùng để giảm bớt nhu cầu chi tiêu của cá nhân, tăng thêm lượng hàng hóa và dịch vụ cung cấp cho thị trường trong nước.
6.2 Thúc đẩy sản xuất kinh doanh
Để kiểm soát lạm phát cần phải thúc đẩy cung hàng hóa. Chỉ khi lượng hàng hóa cung cấp cho thị trường tương đương với nhu cầu hàng hóa của người dân thì tỷ lệ lạm phát mới có xu hướng giảm.
Đặc biệt các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, các cơ quan có thẩm quyền cần phải theo dõi, quản lý trường xuyên để nắm được diễn biến thị trường hàng hóa. Qua đó, áp dụng các biện pháp tương ứng, phù hợp với tình hình thực tế trên thị trường.
6.3 Các biện pháp Việt Nam đang áp dụng
Hiện tại, để giảm tỷ lệ lạm phát, Việt Nam đã áp dụng một số biện pháp như:
- Lương thực, thực phẩm dồi dào, giá cả ổn định, đủ phục vụ cho nhu cầu của người dân trong nước và cả xuất khẩu ra thế giới
- Cơ quan có thẩm quyền ban hành nhiều chỉ đạo, văn bản hỗ trợ người dân: Giảm thuế, hỗ trợ tiền thuê nhà… nhằm bình ổn giá cả, giảm áp lực lạm phát gia tăng.
- Khi có biến động lớn về giá thì phải đề xuất, triển khai ngày các biện pháp, chính sách bình ổn giá phù hợp.
- Tích cực kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm: đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
Đồng thời, Quốc hội, Chính phủ cũng triển khai, áp dụng nhiều chính sách để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp như:
- Giảm thuế GTGT trong năm 2022 từ 10% xuống 8%
- Hỗ trợ lãi suất lên tới 40 nghìn tỷ đồng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh mức 2%/năm
- Giảm 10% lãi suất vay còn dư nợ tại ngân hàng Chính sách xã hội
- Giảm lãi vay hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid19 từ 0,5-1% trong các lĩnh vực ưu tiên.
- Hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động tối đa 3 tháng
Trên đây là những thông tin cần thiết có thể giúp bạn hiểu và biết được lạm phát là gì? nguyên nhân và tác động của nó đến quốc gia như thế nào?