Thặng dư vốn cổ phần là gì? Các vấn đề cần lưu ý mới nhất

Thặng dư vốn cổ phần là gì? Thặng dư vốn cổ phần hay thặng dư vốn là khoản chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá của cổ phiếu. Thặng dư vốn cổ phần là phần quan trọng trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp và vốn chủ sỡ hữu. Bài viết này từ Dnlands sẽ giải thích thặng dư vốn cổ phần là gì, cách tính cũng như các quy định của pháp luật về vấn đề này.

Thặng dư vốn cổ phần là gì

1. Thặng dư vốn cổ phần là gì?

Thặng dư vốn cổ phần hay còn gọi là thặng dư vốn trong công ty cổ phần, là khoản chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá của cổ phiếu, nó được hình thành từ phát hành thêm cổ phần và thặng dư sẽ chuyển sang cổ phần, sau chuyển vào vốn đầu tư chính chủ sở hữu của tương lai. Khoản thặng dư này chỉ khi được chuyển đổi thành cổ phần và kết chuyển vào vốn đầu tư của công ty mới được xem là vốn cổ phần. 

Thặng dư vốn cổ phần là gì? Các vấn đề cần lưu ý mà bạn nên biết.
Thặng dư vốn cổ phần hay còn gọi là thặng dư vốn

Thặng dư vốn cổ phần = (Giá phát hành – Mệnh giá) x Số lượng phát hành

Ví dụ: Một công ty cổ phần A phát hành 20.000 cổ phiếu với mệnh giá 100.000 đồng/cổ phiếu, dự kiến huy động 2 tỷ. Tuy nhiên do nhu cầu của thị trường tăng lên nên công ty A đã bán với giá 150.000 đồng/cổ phiếu, thu được 3 tỷ. Phần chênh lệch giữa giá bán và mệnh giá là 1 tỷ chính là thặng dư vốn cổ phẩn của công ty A.

2. Các yếu tố ảnh hưởng tới thặng dư vốn cổ phần

Các yếu tố ảnh hưởng tới thặng dư vốn cổ phần cũng chính là đang ảnh hưởng tới giá của cổ phiếu, bao gồm các yếu tố sau:

– Quy luật cung – cầu của thị trường: Nếu nhu cầu mua cổ phiếu A của thị trường tăng lên nhiều hơn dự định của công ty phát hành nhưng cung không tăng sẽ có thể khiến giá cổ phiếu bán ra bị đẩy lên cao, làm xuất hiện thặng dư vốn cổ phần.

– Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh phát triển và tăng trưởng tốt, lợi nhuận thu về cao thì doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển mạnh hơn nữa.

– Tình hình kinh tế, chính trị: Khi một nền kinh tế, chính trị ở trong nước và cả thế giới có sự bất ổn thì sẽ tác động lớn tới giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Nền kinh tế tăng trưởng ổn định sẽ là nền móng vững chắc để doanh nghiệp phát triển, đẩy giá cổ phiếu tăng lên. Nhưng khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, lạm phát và khủng hoảng, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khiến nhiều nhà đầu tư rút vốn khỏi cổ phiếu để tìm tới các công cụ đầu tư khác ít rủi ro hơn, làm cho giá cổ phiếu giảm.

Thặng dư vốn cổ phần là gì? Các vấn đề cần lưu ý mà bạn nên biết.
Nền kinh tế có những dấu hiệu khủng khoảng sẽ khiến giá cổ phiếu lao dốc

– Dư luận xã hội. Việc doanh nghiệp có các thông tin xấu sẽ làm ảnh hưởng tới tâm lý của các nhà đầu tư, khiến cổ phiếu bị bán tháo mạnh. Vừa qua, nổi bật nhất chính là các thông tin về chủ sở hữu doanh nghiệp bị vướng vào các vấn đề pháp luật nên kéo theo giá cổ phiếu của doanh nghiệp bị giảm trầm trọng.

Ngoài các yếu tố nêu trên, các yếu tố khác như lãi suất, tỷ giá, mức tăng trưởng GDP cũng ảnh hướng tới giá cổ phiếu 

3. Quy định pháp luật về thặng dư vốn cổ phần

Thông tư 19/2003/TT-BTC về thặng dư vốn cổ phần được quy định như sau:

  1. Đối với khoản chênh lệch tăng giữa giá bán và giá vốn mua vào của cổ phiếu quỹ, công ty được sử dụng toàn bộ chênh lệch để tăng vốn điều lệ. Trường hợp chưa bán hết cổ phiếu quỹ thì công ty chỉ được sử dụng phần chênh lệch tăng giữa nguồn thặng dư vốn so với tổng giá vốn cổ phiếu quỹ chưa bán để bổ sung tăng vốn điều lệ. Nếu tổng giá vốn cổ phiếu quỹ chưa bán bằng hoặc lớn hơn nguồn thặng dư vốn thì công ty chưa được điều chỉnh tăng vốn điều lệ bằng nguồn vốn này.
  2. Đối với khoản chênh lệch giữa giá bán với mệnh giá cổ phiếu được phát hành để thực hiện các dự án đầu tư thì công ty cổ phần chỉ được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ sau 3 năm kể từ khi dự án đầu tư đã hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.

Đối với khoản chênh lệch giữa giá bán với mệnh giá cổ phiếu được phát hành để cơ cấu lại nợ, bổ sung vốn kinh doanh thì công ty cổ phần chỉ được sử dụng để bổ sung tăng vốn điều lệ sau 1 năm kể từ thời điểm kết thúc đợt phát hành.

      c. Những nguồn thặng dư nêu tại tiết a, b điểm 2 được chia cho các cổ đông dưới hình thức cổ phiếu theo tỷ lệ           sở hữu cổ phần của từng cổ đông.

Các khoản chênh lệch tăng do mua bán cổ phiếu quỹ, giá phát hành thêm cổ phiếu mới lớn hơn so với mệnh giá phải được hạch toán vào tài khoản thặng dư vốn, không hạch toán vào thu nhập tài chính của doanh nghiệp và sẽ không bị tính thuế giá trị giá tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thông tin hữu ích bạn nên biết: Opec là gì?

Bên cạnh đó, sẽ có trường hợp các khoản chênh lệch giảm do giá bán cổ phiếu quỹ nhỏ hơn giá mua vào, giá phát hành thêm cổ phiếu mới thấp hơn so với mệnh giá thì sẽ không hạch toán vào chi phí và sẽ dùng vốn thặng dư để bù đắp, không được dùng lợi nhuận trước thuế để bù đắp. Nếu nguồn vốn thặng dư không đủ thì phải dùng nguồn lợi nhuận sau thuế và các quỹ của công ty để bù đắp.

Thặng dư vốn cổ phần là gì? Các vấn đề cần lưu ý mà bạn nên biết.
Các khoản chênh lệch giảm sẽ dùng vốn thặng dư để bù đắp

Vốn điều lệ của công ty cổ phần được điều chỉnh tăng trong các trường hợp:

  • Kết chuyển nguồn thặng dư vốn để bổ sung tăng vốn điều lệ. Quá trình này phải tuân thủ điều kiện là đối với khoản chênh lệch tăng giữa giá bán và giá vốn mua vào của cổ phiếu quỹ, công ty được sử dụng toàn bộ chênh lệch để tăng vốn điều lệ.
  • Nếu công ty chưa bán hết cổ phiếu quỹ thì chỉ được sử dụng phần chênh lệch tăng giữa nguồn thặng dư vốn so với tổng giá vốn cổ phiếu quỹ chưa bán để bổ sung tăng vốn điều lệ. Nếu tổng giá vốn cổ phiếu quỹ chưa bán bằng hoặc lớn hơn nguồn thặng dư vốn thì công ty chưa được điều chỉnh tăng vốn điều lệ bằng nguồn vốn này.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thặng dư vốn cổ phần. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc thặng dư vốn cổ phần là gì và các quy định của pháp luật về thặng dư vốn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *