Hạn mức tín dụng là gì và những điều cần phải biết [month]/[year]

hạn mức tín dụng là gì? Ngân hàng dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh và nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp để xác định hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng là một thuật ngữ rất quen thuộc đối với những khách hàng sử dụng thẻ tín dụng, tuy nhiên họ hay thường nhầm lẫn hạn mức tín dụng với hạn mức thẻ tín dụng. Vậy hạn mức tín dụng là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Hạn mức tín dụng là gì

1. Hạn mức tín dụng là gì?

Hạn mức tín dụng là mức cho vay tối đa của tổ chức tín dụng; số dư nợ cho vay hay là số dư nợ tối đa vào một thời điểm nhất định, thường là ngày cuối quý, cuối năm được quy định trong kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Hoặc có thể hiểu một cách đơn giản hơn, hạn mức tín dụng là số tiền tối đa mà một tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vào một thời điểm.

Ngân hàng Trung ương sử dụng hạn mức tín dụng để khống chế tổng dư nợ tín dụng, qua đó khống chế tổng lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế, tránh tình trạng cung tiền tăng quá mức trong lưu thông. Nếu các ngân hàng thương mại cho vay vượt quá hạn mức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Trung ương sẽ bị xử phạt.

2. Cho vay theo hạn mức tín dụng là gì?

Cho vay theo hạn mức tín dụng là ngân hàng sẽ cấp một hạn mức vay trong một khoảng thời gian nhất định cho doanh nghiệp, doanh nghiệp phải duy trì mức dư nợ sao cho không vượt quá hạn mức đã cấp bởi vì nếu vượt quá thì ngân hàng sẽ không cho vay nữa. Tài sản đảm bảo cho vay là bất động sản, giấy tờ có giá hay các tài sản đảm bảo khác được ngân hàng chấp thuận.

Ngân hàng dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh và nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, tỉ lệ cho vay tối đa so với tài sản đảm bảo và khả năng nguồn vốn của ngân hàng để tính toán hạn mức tín dụng cấp cho doanh nghiệp trong một thời hạn nhất định hoặc chu kì sản xuất kinh doanh. Hình thức giải ngân linh hoạt, có thể giải ngân một lần hoặc nhiều lần tùy vào thỏa thuận.

Thông tin hữu ích bạn nên biết: Dư nợ là gì?

Cho vay theo hạn mức tín dụng thường được áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn và trả nợ thường xuyên, có đặc điểm sản xuất kinh doanh, có uy tín với ngân hàng.

hạn mức tín dụng là gì? Ngân hàng dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh và nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp để xác định hạn mức tín dụng
Ngân hàng dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh và nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp để xác định hạn mức tín dụng

3. Cách tính hạn mức tín dụng là gì?

3.1. Dựa vào chênh lệch nguồn và sử dụng nguồn

Hạn mức tính dụng = Nhu cầu Vốn lưu động kỳ kế hoạch – Vốn tự có – Vốn huy động khác

Trong đó:

  • Vốn tự có = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn phải trả.
  • Nhu cầu vốn lưu động kỳ kế hoạch = (Tổng chi phí sản xuất kỳ kế hoạch)/(Vòng quay vốn lưu động kỳ kế hoạch)
  • Vòng quay vốn lưu động kỳ kế hoạch = (Doanh thu thuần kỳ kế hoạch)/(Bình quân tài sản lưu động kỳ kế hoạch)

3.2. Xác định hạn mức tín dụng dựa vào lưu chuyển của tiền tệ

Đây là phương pháp được các ngân hàng thương mại ưu tiên sử dụng, xét cấp hạn mức tín dụng dựa vào bảng kế hoạch kinh doanh và báo cáo tài chính của doanh nghiệp

  • Xác định lưu chuyển tiền tệ ròng trong kỳ dự toán.
  • Tính thặng dự / thâm hụt
  • So sánh với số dư tiền tối thiểu trong kỳ dự toán để xác định kế hoạch giải ngân / thu nợ.
  • Xác định hạn mức tính dụng

4. Hạn mức thẻ tín dụng là gì?

Hạn mức tín dụng hay bị nhầm lẫn bởi hạn mức thẻ tín dụng, nhưng hai thuật ngữ này có khái niệm khác nhau. Hạn mức thẻ tín dụng là số tiền tối đa bạn dùng để thanh toán bằng thẻ tín dụng mà không bị phạt. Nếu bạn thanh toán vượt hạn mức cho phép, bạn sẽ phải trả thêm phí vượt mức. Mỗi cá nhân sẽ được cấp hạn mức khác nhau dựa vào lịch sử tín dụng, thu nhập, tài sản đảm bảo hoặc uy tín của cá nhân.

hạn mức tín dụng là gì? Hạn mức thẻ tín dụng là số tiền tối đa được thanh toán bằng thẻ tín dụng mà không bị phạt
Hạn mức thẻ tín dụng là số tiền tối đa được thanh toán bằng thẻ tín dụng mà không bị phạt

5. Những yếu tố để ngân hàng xác định hạn mức thẻ tín dụng

5.1. Mức thu nhập hàng tháng

Đây là một yếu tố quan trọng nhất trong việc xem xét cấp hạn mức tín dụng. Nếu bạn chứng minh được bản thân có công việc ổn định và mức thu nhập hàng tháng càng cao thì ngân hàng sẽ phê duyệt hạn mức thẻ tín dụng cho bạn càng cao.

5.2. Lịch sử tín dụng chủ sở hữu thẻ tín dụng

Điều kiện bắt buộc là lịch sử tín dụng của bạn không được bị nợ xấu. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng sẽ kiểm tra bạn có mở quá nhiều thẻ tín dụng không, thói quen chi tiêu và thanh toán nợ như thế nào… để đánh giá bạn có khả năng thanh toán không.

6. Thay đổi hạn mức thẻ tín dụng

Bạn có thể yêu cầu ngân hàng xét duyệt nâng hạn mức hoặc có thể đăng ký cho phép ngân hàng xét duyệt tự động. Việc tăng hay giữ nguyên hạn mức thẻ tín dụng sẽ được ngân hàng xem xét dựa trên các thói quen sử dụng thẻ tín dụng.

6.1. Tăng hạn mức thẻ tín dụng tự động

Khi bạn có thu nhập ngày càng tăng và bạn chi tiêu cũng ngày càng nhiều hơn, một số ngân hàng sẽ tự động tăng hạn mức thẻ tín dụng sau khi đã xem xét cẩn thận và sẽ gửi thông báo cho bạn khi hạn mức được thay đổi. Bạn có thể giữ nguyên hạn mức thẻ tín dụng cữ nếu không muốn thay đổi.

6.2. Gửi yêu cầu tăng hạn mức thẻ tín dụng

Bạn có thể chủ động yêu cầu ngân hàng tăng hạn mức bằng cách gửi yêu cầu thay đổi hạn mức thẻ tín dụng đến ngân hàng. Một số nơi khác sẽ yêu cầu bạn đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng phát hành để yêu cầu tăng hạn mức thẻ tín dụng. Bạn nên chuẩn bị đơn yêu cầu tăng hạn mức tín dụng, sao kê lương và hợp đồng lao động gần nhất để quá trình diễn ra thuận tiện hơn.

hạn mức tín dụng là gì? Bạn có thể chủ động yêu cầu ngân hàng tăng hạn mức thẻ tín dụng
Bạn có thể chủ động yêu cầu ngân hàng tăng hạn mức thẻ tín dụng

6.3. Những lưu ý giúp bạn tăng hạn mức thẻ tín dụng

  • Thanh toán dư nợ đúng hạn: Việc bạn thanh toán trễ dù chỉ một ngày cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng xét duyệt yêu cầu nâng hạn mức trong tương lai.
  • Giao dịch bằng thẻ tín dụng thường xuyên: Điều này giúp cải thiện điểm tín dụng và lịch sử tín dụng của bạn.
  • Tăng thời gian sở hữu thẻ tín dụng: Bạn sở hữu thẻ càng lâu thì càng có cơ hội được xét duyệt yêu cầu tăng hạn mức. Một số ngân hàng chỉ xét duyệt tăng hạn mức khi bạn đã sở hữu thẻ tín dụng từ 6 tháng hoặc 1 năm trở lên. 

Trên đầy là toàn bộ nội dung liên quan đến hạn mức thẻ tín dụng và hạn mức tín dụng là gì. Hy vọng bạn đọc có thể hiểu rõ và áp dụng được vào trong cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *