Việc theo dõi biến động tiền tệ là một việc làm hết sức quan trọng trong đầu tư, đặc biệt là trên thị trường forex. Do đó, cuộc họp FOMC là điều mà nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Vậy FOMC là gì? Sức ảnh hưởng của nó như thế nào trên thị trường tài chính. Hãy theo dõi bài viết sau đây từ Dnlands.
1. FOMC là gì?
FOMC là viết tắt của The Federal Open Market Committee hay Ủy ban Thị trường Mở Liên bang, là cơ quan thiết lập các chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (FED). FOMC gồm có 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc và 5 thành viên được chọn từ 12 chủ tịch ngân hàng khu vực.
Vào mỗi năm, FOMC sẽ tổ chức 8 cuộc họp, tuy nhiên họ vẫn có thể họp thường xuyên hơn nếu như có nhu cầu. Các thành viên tham gia họp sẽ thảo luận về sự phát triển trên thị trường tài chính, đồng thời đưa ra các dự báo kinh tế và tài chính của khu vực và thế giới.
2. Chức năng của FOMC là gì?
Chức năng của FOMC là cùng với Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang kiểm soát dự trữ bắt buộc, hoạt động thị trường mở, lãi suất chiết khấu và lãi suất đối với dự trữ vượt mức. FOMC thiết lập một tiêu chuẩn cho tỷ lệ vốn được cấp và hội đồng quản trị thiết lập tỷ lệ chiết khấu và yêu cầu dự trữ.
Bên cạnh đó, FOMC phải dùng những biện pháp để quản lý thất nghiệp, gia tăng các cơ hội việc làm cũng như quản lý lạm phát và bình ổn giá cả trên thị trường.
Tham khảo thêm: Thông tin bổ ích cần biết về Sàn LME
3. Các chính sách hoạt động của FOMC
Nếu mục tiêu là giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nước, FOMC sẽ sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng để tăng trưởng kinh tế, từ đó giảm tỷ lệ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và kéo theo giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Nếu nền kinh tế có tỉ lệ lạm phát lớn vì tăng trưởng quá nhanh, FOMC sẽ có các biện pháp làm tăng giá trị tiền đồng thời đưa nền kinh tế thoát khỏi lạm phát. FOMC còn có thể giảm giá để tăng nhu cầu của khách hàng và chống lại lạm phát.
Bên cạnh đó, FOMC thiết lập một lãi suất cho vay chung đối với các ngân hàng cùng với những quy định bắt buộc những ngân hàng này phải tuân theo. Đồng thời, bằng việc kiểm soát tỷ lệ tiền được cấp, FOMC buộc ngân hàng phải tuân theo tỷ lệ này để điều chỉnh một số loại lãi suất, đồng thời cũng sẽ tác động đến giao dịch tiền tệ của nhà đầu tư.
Tỷ lệ tiền được cấp bởi FOMC sẽ được dùng để đầu tư vào nhà ở, tiền lương, doanh nghiệp và lợi nhuận kiếm được của nhà đầu tư. Do đó, nó ảnh hưởng đến giá bán nhà, tiềm năng tăng lương và đầu tư hưu trí,…
4. Cuộc họp FOMC
Các thành viên tham gia cuộc họp sẽ thảo luận về diễn biến hiện tại cũng như dự báo về thị trường tài chính, đưa ra quan điểm về chính sách tiền tệ sẽ đem lại lợi ích nhất. Các quan điểm này đều có vai trò quan trọng, là căn cứ để FOMC đưa ra quyết định của mình.
Lãi suất liên bang được coi là chủ đề quan trọng nhất trong các cuộc họp. Đây là lãi suất được áp dụng cho các khoản vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng. Sau khi được xem xét bởi tất cả những thành viên, chỉ những thành viên FOMC được chỉ định mới được quyền biểu quyết lựa chọn một chính sách mà họ cho là phù hợp nhất.
Chủ tịch FOMC sẽ tổng hợp các ý kiến thành một bản đề nghị hành động cuối buổi họp và bản nháp của thông báo giải thích cho quyết định của FED. Các thành viên sẽ đặt câu hỏi hoặc bình luận về phương án hành động. Khi kết thúc cuộc họp sẽ có một bản tóm tắt tình hình phát triển kinh tế theo nhận định của FOMC và những chính sách được lựa chọn áp dụng. Biên bản cuộc họp sẽ được công bố sau 3 tuần.
Sau khi bản nháp của cuộc họp được thiết lập bởi Chủ tịch FOMC cuối cuộc họp, hội đồng sẽ thống nhất Biên bản cuộc họp chính thức của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang – FOMC.
5. Tầm quan trọng của công bố FOMC
Sẽ có một tác động tiêu cực tới biến động giá của các thị trường nếu kết quả công bố khác với kỳ vọng. Sự thay đổi trong lãi suất của FED và lãi suất cho vay giữa các ngân hàng sẽ tác động tới việc sử dụng vốn cho vay phiên tối, và tác động trực tiếp tới các mức lãi suất khác nhau từ trái phiếu cho tới lãi suất các khoản cho vay cầm cố.
Mức lãi suất có tác động to lớn đến nền kinh tế. Lãi suất cao sẽ khiến nền kinh tế tăng trưởng một cách chậm chạp, ngược lại lãi suất thấp sẽ kích thích nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn. Hay nói theo cách khác, mức lãi suất tác động lớn tới tình hình kinh doanh và tác động trực tiếp tới lợi nhuận doanh nghiệp.
Nếu FED chú trọng hàng đầu vào thắt chặt tiền tệ và chống lạm phát cho triển vọng tốt đẹp của nền kinh tế, cũng như thực hiện tăng lãi suất cơ bản thì đồng USD sẽ tăng giá. Ngược lại, nếu như FED tỏ quan điểm quan tâm tới sức tăng trưởng nền kinh tế Mỹ hơn là lạm phát và duy trì mức lãi suất không đổi hay cắt giảm lãi suất, thì đồng USD sẽ chịu sức ép giảm giá.
Trên đây là những giải thích cho khái niệm FOMC là gì và sức mạnh to lớn của FOMC. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp thêm một số kiến thức hữu ích cho bạn đọc.
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn vui lòng liên hệ
Hotline: 0916.099.337
Website: https://dnlands.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/dnlands.vn
Địa Chỉ: S202 Vinhomes Smart City – Tây Mỗ – Nam Từ Liêm – Hà Nội.