Doanh thu thuần là gì? Yếu tố tác động tới doanh thu thuần

doanh thu thuần là gì

Doanh thu thuần là một trong những căn cứ quan trọng để xác định tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là lỗ hay lãi. Tuy nhiên, doanh thu thuần thường bị nhiều người nhẫm lẫn với doanh thu và lợi nhuận. Vậy doanh thu thuần là gì? Phân biệt doanh thu thuần như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây từ Dnlands.

Doanh thu thuần

1. Doanh thu thuần là gì?

Doanh thu thuần là khoản doanh thu sau khi đã trừ tất cả các khoản giảm trừ doanh thu như: thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại, các khoản chiết khấu thương mại. 

Trong đó:

  • Giảm giá hàng bán: khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm bị lỗi, chất lượng kém, không đúng quy định trong hợp đồng kinh tế.
  • Hàng bán bị trả lại: Do các nguyên nhân như hàng hóa kém, không đúng quy cách và chủng loại, vi phạm hợp đồng kinh tế hoặc các nguyên nhân khác.
  • Chiết khấu thương mại: là khi doanh nghiệp bán giảm giá cho khách hàng với khối lượng lớn nhằm mục đích thúc đẩy bán hàng với số lượng lớn.

Doanh thu thuần là khoản doanh thu trước thuế thu nhập doanh nghiệp và dùng để xác định kết quả kinh doanh trong một thời gian cụ thể của doanh nghiệp là lỗ hay lãi.

doanh thu thuần là gì
Doanh thu thuần dùng để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là lỗ hay lãi.

2. Cách tính doanh thu thuần là gì?

Công thức tính doanh thu thuần tổng quát nhất cho các doanh nghiệp sẽ được tính như sau: 

Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể bán hàng, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp  – Các khoản giảm trừ doanh thu

Hoặc sẽ được tính bằng công thức cụ thể hơn: 

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ – Chiết khấu bán hàng – Hàng bán bị trả lại – Giảm giá hàng bán

Công thức cụ thể là cách tính doanh thu thuần được sử dụng phổ biến nhất. Bởi vì nó giúp các phòng ban có thể đưa ra các quyết định chính xác nhờ vào sự phản ánh các khoản doanh thu và giảm trừ doanh thu theo từng khoản mục cụ thể.

Ví dụ: Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2022 của công ty A có doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 600 triệu. Công ty có chiết khấu thương mại cho các đơn hàng lớn là 60 triệu, công ty giảm giá hàng bán 30 triệu.

Doanh thu thuần của công ty Z trong năm 2021 = 600 – 60 – 30 = 510 triệu

3. Ý nghĩa của doanh thu thuần là gì?

Doanh thu thuần phản ánh chính xác kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian cụ thể để giúp nhà quản trị đánh giá được tình hình tiêu thụ sản phẩm, các chính sách bán hàng có hiệu quả không, lợi nhuận trước và sau thuế . Từ đó, các nhà quản trị có thể thay đổi các chính sách từ bán hàng, sản xuất hay phân phối sản phẩm để phù hợp với mục tiêu kinh doanh sắp tới.

doanh thu thuần là gì
Doanh thu thuần giúp các nhà quản trị thay đổi các kế hoạch kinh doanh cho phù hợp

4. Sự khác biệt giữa doanh thu, doanh thu thuần và lợi nhuận là gì?

4.1. Phân biệt tổng doanh thu và doanh thu thuần

Một nhầm lẫn mà nhiều người mắc phải là xem doanh thu giống như doanh thu thuần. Tuy nhiên, hai chỉ tiêu này là hoàn toàn khác biệt: 

Doanh thu hay đầy đủ hơn là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được hiểu là toàn bộ giá trị kinh tế mà doanh nghiệp thu được thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh. Công thức tính:

Doanh thu = (Tổng giá trị sản phẩm bán ra/số người trải nghiệm dịch vụ * Đơn giá sản phẩm/dịch vụ) + Các khoản phụ thu khác

Doanh thu thuần là phần doanh thu mà doanh nghiệp thu được sau khi lấy doanh thu tổng trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu. Công thức tính:

Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể bán hàng, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp  – Các khoản giảm trừ doanh thu

Bạn có thể tìm hiểu thêm về: Tất toán là gì?

4.2. Phân biệt doanh thu thuần và lợi nhuận

Lợi nhuận chúng ta quan tâm ở đây là lợi nhuận sau thuế, là khoản chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi giá thành của toàn bộ sản phẩm đã tiêu thụ và trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp. Để tính lợi nhuận sau thuế, cần phải tính lợi nhuận trước thuế theo công thức:

Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Số thuế thu nhập doanh nghiệp.

  • Nếu lợi nhuận sau thuế > 0 thì doanh nghiệp kinh doanh có lãi
  • Nếu lợi nhuận sau thuế < 0 thì doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ

5. Những yếu tố tác động đến doanh thu thuần của doanh nghiệp là gì?

5.1. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ tiêu thụ 

Chất lượng sản phẩm và dịch vụ tiêu thụ được thể hiện thông qua mẫu mã, kiểu dáng, khả năng thỏa mãn nhu cầu thị trường,… Nếu những yếu tố này không đáp ứng tốt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tiêu thụ sản phẩm dẫn đến những thay đổi về doanh thu của doanh nghiệp.

5.2. Khối lượng tiêu thụ và sản xuất sản phẩm

Nếu số lượng sản xuất vượt quá nhu cầu của thị trường sẽ dẫn đến tình trạng tồn kho và gây ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp và ngược lại. Chính vì thế, doanh nghiệp cần có kế hoạch sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm.

5.3. Giá bán sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ

Nếu như giá bán sản phẩm tăng nhưng các chi phí sản xuất và phân phối khác không thay đổi sẽ làm cho doanh thu của doanh nghiệp tăng và ngược lại. Xét trên một góc độ khác, giá bán sẽ tác động lên khả năng tiêu thụ sản phẩm. nếu giá sản phẩm tăng thì khối lượng tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm xuống và khi giá sản phẩm giảm thì khối lượng tiêu thụ sẽ tăng lên.

5.4. Chính sách bán hàng

Sản phẩm nếu như được sự chào đón của người dùng thì sẽ dễ dàng trong việc tiêu thụ, doanh thu bán hàng cũng sẽ được tăng cao. Do đó, doanh nghiệp cần triển khai các chính sách bán hàng phù hợp với từng đối tượng khách hàng theo  từng thời điểm thông qua việc kế toán phải đưa ra báo cáo doanh thu chi tiết đến từng mặt hàng, từng nhân viên kinh doanh để nhà quản trị doanh nghiệp có cái nhìn chi tiết nhất.

Doanh nghiệp cần có các chính sách bán hàng phù hợp
Doanh nghiệp cần có các chính sách bán hàng phù hợp

5.5. Kết cấu của sản phẩm được tiêu thụ

Kết cấu của sản phẩm là tỷ trọng giá trị của sản phẩm so với tổng giá trị của các sản phẩm khác trong một giai đoạn cụ thể. Các doanh nghiệp hiện nay đều có chiến lược sản xuất và kinh doanh nhiều loại sản phẩm với kết cấu đa dạng để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng tăng. 

Nếu giảm tỷ trọng của sản phẩm có mức sinh lời thấp và tăng tỷ trọng của sản phẩm có mức sinh lời cao sẽ làm cho tổng lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên và ngược lại. Thêm vào đó, kết cấu sản phẩm thay đổi cũng sẽ tác động lớn đến doanh thu, do đó doanh nghiệp cần đảm bảo tăng doanh thu và đáp ứng sự phù hợp của thị trường.

5.6. Thị trường tiêu thụ

Nếu doanh nghiệp đánh giá đúng nhu cầu của thị trường và tiếp cận đúng tệp khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tăng lượng sản phẩm và dịch vụ bán ra, làm tăng doanh thu. Hơn thế nữa, nếu doanh nghiệp biết tận dụng nhu cầu của thị trườngtiêu thụ cũng sẽ có thể mở rộng quy mô kinh doanh cả trong và ngoài nước.

Doanh thu thuần là một tiêu chí quan trọng để đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ doanh thu thuần là gì, cách tính doanh thu thuần cũng như phân biệt được doanh thu thuần với doanh thu và lợi nhuận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *