Đền bù giải phóng mặt bằng là một hoạt động được tổ chức bởi nhà nước diễn ra khi cần bồi thường thiệt hại cho người dân trong việc thu hồi đất. Đây là một khái niệm quen thuộc, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ thông tin về quy định liên quan trong quá trình đền bù, vậy nên hãy cùng Dnlands tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Đền bù giải phóng mặt bằng là gì?
Khái niệm giải phóng mặt bằng
Giải phóng mặt bằng là quá trình di dời cây cối, công trình, người dân tại một địa điểm nhằm mục đích cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng các công trình khác trên đó. Việc thu hồi đất có 3 trường hợp:
Thứ nhất, nhà nước thu hồi vì mục đích quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia và lợi ích chung của cộng đồng.
Thứ hai, thu hồi vì những sai phạm về quy định sử dụng đất đai.
Cuối cùng là thu hồi do hết thời hạn sử dụng đất theo pháp luật quy định, hoặc tự nguyện trả lại, hoặc có nguy cơ đe dọa tính mạng người dân.
Khái niệm đền bù giải phóng mặt bằng
Đền bù giải phóng mặt bằng diễn ra khi Nhà nước ra quyết định giải phóng mặt bằng, đền bù giá trị quyền sử dụng đất cho người dân bị thu hồi đất.
Cụ thể giá trị này có thể bằng tiền, hoặc bằng vật chất khác được điều chỉnh theo các quy định của pháp luật.
Quy định đền bù giải phóng mặt bằng.
Việc đền bù giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất ở quy định tại Điều 79 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định sau đây:
“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đất ở mà có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì việc bồi thường về đất được thực hiện như sau:
a) Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư.
Tham khảo thêm: Tổng thầu xây dựng là gì?
b) Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân còn đất ở, nhà ở khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng tiền. Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở.
2. Trường hợp trong hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều này mà trong hộ có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở thu hồi nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở thu hồi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất ở, nhà ở tái định cư và tình thực tế tại địa phương quyết định mức đất ở, nhà ở tái định cư cho từng hộ gia đình.
3. Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này mà không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc bằng nhà ở tái định cư thì được Nhà nước bồi thường bằng tiền.
4. Đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở thuộc trường hợp phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất.
Giá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở; giá đất ở tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
5. Trường hợp trong thửa đất ở thu hồi còn diện tích đất nông nghiệp không được công nhận là đất ở thì hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi được chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đất đó sang đất ở trong hạn mức giao đất ở tại địa phương, nếu hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu và việc chuyển mục đích sang đất ở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Hộ gia đình, cá nhân khi chuyển mục đích sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất; thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
6. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng đất để thực hiện dự án xây dựng nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật Đất đai thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trường hợp thu hồi một phần diện tích đất của dự án mà phần còn lại vẫn đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện dự án thì được bồi thường bằng tiền đối với phần diện tích đất thu hồi;
b) Trường hợp thu hồi toàn bộ diện tích đất hoặc thu hồi một phần diện tích đất của dự án mà phần còn lại không đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện dự án thì được bồi thường bằng đất để thực hiện dự án hoặc bồi thường bằng tiền;
c) Đối với dự án đã đưa vào kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường bằng tiền.”
Như vậy, để việc đền bù giải phóng mặt bằng diễn ra thuận lợi cần phải đảm bảo khả năng pháp lý đầy đủ của chủ sở hữu đất cũng như tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về vấn đề này. Người dân đặc biệt nếu có đất trong diện giải phóng mặt bằng cần nắm rõ thông tin về quy định này để đảm bảo quyền lợi cho bản thân.
Giá đất đền bù hiện nay.
“Điều 114. Bảng giá đất và giá đất cụ thể (Luật đất đai năm 2013)
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể. Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc xác định giá đất cụ thể. Trong quá trình thực hiện, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể.
Việc xác định giá đất cụ thể phải dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai; áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp. Căn cứ kết quả tư vấn xác định giá đất, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh trình Hội đồng thẩm định giá đất xem xét trước khi trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định.
Hội đồng thẩm định giá đất gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch và đại diện của cơ quan, tổ chức có liên quan, tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất.
- Giá đất cụ thể được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau đây:
a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích đất ở vượt hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân. Tính tiền thuê đất đối với đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất, vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân;
b) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức mà phải nộp tiền sử dụng đất;
c) Tính tiền thuê đất đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất;
d) Tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mà doanh nghiệp cổ phần sử dụng đất thuộc trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; tính tiền thuê đất đối với trường hợp doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm;
đ) Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.”
Quy trình đền bù giải phóng mặt bằng.
Việc đền bù giải phóng mặt bằng diễn ra trong 9 bước dưới đây:
- Cơ quan nhà nước thông báo về việc giải phóng mặt bằng: Thông báo này sẽ gửi trực tiếp đến tay người dân hoặc truyền thông qua các phương tiện công cộng.
- Thu hồi đất: Sau khoảng 3 tháng từ khi thông báo phát đi, UBND cấp huyện hoặc tỉnh có thẩm quyền sẽ tiến hành thu hồi đất.
- Thống kê tài sản có trên đất: cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm kê tài sản, người dân cần có trách nhiệm hợp tác để quá trình diễn ra thuận lợi. Nếu không nhận được sự hợp tác từ phía người dân, cán bộ sẽ thuyết phục, nếu hơn 10 ngày mà vẫn không thành công cán bộ có thể xin được lệnh cưỡng chế.
- Lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Lấy ý kiến người dân: Sau khi lập phương án tốt nhất, cần lấy ý kiến người dân về phương án đó để có điều chỉnh phù hợp nhất.
- Hoàn chỉnh hồ sơ đền bù giải phóng mặt bằng: sau khi thống nhất ý kiến thì hoàn chỉnh hồ sơ này.
- Phê duyệt: Được bộ đất đai phê duyệt.
- Tiến hành đền bù: trong vòng 30 ngày từ khi giải phóng mặt bằng, cần chi trả đầy đủ giá trị đền bù cho hộ gia đình có đất bị thu hồi.
- Cuối cùng, bàn giao lại mặt bằng cho chủ đầu tư.
Như vậy, bài viết này đã cung cấp những thông tin đầy đủ nhất theo quy định của pháp luật về đền bù giải phóng mặt bằng.
Người dân cần nắm rõ đền bù giải phóng mặt bằng là gì? Giá đất đền bù ra sao và quy trình thực hiện việc đền bù để có thể thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm cũng như đảm bảo quyền lợi bản thân trong vấn đề này.