Tổng thầu xây dựng – quyền và nghĩa vụ liên quan

Tổng thầu xây dựng là gì? Có quyền hạn và nghĩa vụ gì trong việc thi công công trình? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tổng thầu xây dựng là gì?

Khái niệm về tổng thầu xây dựng được Luật xây dựng năm 2014 quy định như sau: 

Tổng thầu xây dựng là đơn vị kí kết với nhà đầu tư để nhận thầu một gói thầu hoặc toàn bộ gói thầu của dự án xây dựng.

Tổng thầu xây dựng sẽ bao gồm các hình thức sau:

  • Tổng thầu thiết kế
  • Tổng thầu thi công xây dựng công trình
  • Tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình
  • Tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình. ( hay còn gọi là Tổng thầu EPC)
  • Tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình và thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình.
Tổng thầu xây dựng là gì?
Tổng thầu thi công công trình

Trách nhiệm của tổng thầu xây dựng

Tổng thầu xây dựng cần quản lý các phương tiện và biện pháp thi công được sử dụng cũng như thực hiện triển khai thi công xây dựng dự án. Ngoài ra, trách nhiệm của tổng thầu xây dựng là cung cấp toàn bộ nguyên vật liệu, nhân công và các dịch vụ khác.

Để thực hiện được điều này trong các hợp đồng có giá trị lớn các tổng thầu thường sẽ ký hợp đồng với các nhà thầu phụ để thực hiện thi công xây dựng chuyên ngành.

Quyền hạn và nghĩa vụ của tổng thầu xây dựng trong dự án

Quyền hạn của tổng thầu xây dựng

Theo quy định của pháp luật, tổng thầu xây dựng có những quyền sau:

  • Toàn quyền trong việc giám sát các phương tiện thi công cũng như công tác thi công của toàn bộ dự án xây dựng.
  • Tổ chức hội nghị thầu phụ hoặc chỉ định trực tiếp nhà thầu phụ phù hợp với hợp đồng thi công và đúng với quy định của pháp luật.
  • Có thể thay đổi nhà thầu phụ trong quá trình thi công nhằm đảm bảo tiến độ thi công cũng như đảm bảo về mặt chất lượng, giá cả. 
  • Được quyền đề xuất với nhà đầu tư về khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng, và cũng có quyền từ chối thực hiện công việc ngoài hợp đồng thỏa thuận, tất nhiên những công việc vi phạm pháp luật sẽ không được thực hiện.
  • Về mặt tài chính, được quyền yêu cầu nhà đầu tư thanh toán các khoản trong hợp đồng, nếu chủ đầu tư gây ảnh hưởng tới tiến độ cũng như chất lượng công trình, tổng thầu xây dựng có thể yêu cầu các khoản bồi thường.

tổng thầu xây dựng nhà xưởng

Nghĩa vụ của tổng thầu xây dựng

Xét theo quá trình thi công công trình, tổng thầu xây dựng có những nghĩa vụ sau:

  • Trước hết, tổng thầu xây dựng sẽ cung cấp nguồn nhân lực, nguyên vật liệu và các thiết bị thi công khác đáp ứng nhu cầu xây dựng trong hợp đồng, ngoài ra còn kèm theo việc thiết kế bản vẽ thi công. 
  • Kiểm tra, thí nghiệm các thiết bị thi công về mức độ chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn và quy chuẩn trong xây dựng.
  • Tiếp đến là tiếp nhận mặt bằng, và có nghĩa vụ bảo quản tim, cốt, mốc giới công trình.
  • Trong quá trình thực hiện dự án, tổng thầu xây dựng cần thi công theo đúng bản vẽ thiết kế, đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật, chất lượng, tiến độ ngoài ra phải an toàn, quan tâm đến môi trường và phòng chống cháy nổ.
  • Chịu trách nhiệm quản lý nhân công đảm bảo an ninh trật tự cũng như an toàn trong lao động.
  • Ghi chép lại toàn bộ quá trình thi công công trình để dễ dàng hơn trong việc giám sát tiến độ.
  • Chịu trách nhiệm về chất lượng thi công công trình, nếu xảy ra sai sót thì cần nhận lỗi và sửa sai.
  • Phối hợp thi công cùng các nhà thầu khác để thực hiện công trình xây dựng.
  • Sau khi công trình được nghiệm thu, bàn giao hoặc chấm dứt hợp đồng tổng thầu cần có trách nhiệm di chuyển máy móc, thiết bị và những tài sản khác ra khỏi công trường.
  • Định kỳ báo cáo lại với bên giao thầu về tiến độ thi công, nguồn nhân lực cũng như các thiết bị chính 
  • Hoàn trả lại mặt bằng xây dựng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng giữa tổng thầu và bên giao thầu.

 

Nghĩa vụ của tổng thầu xây dựng
Nghĩa vụ của tổng thầu xây dựng
  • Tuyệt đối giữ bí mật thông tin liên quan đến hợp đồng.
  • Điều hành công trường, điều phối các nhà thầu phụ sử dụng sao cho hợp lý các công trình phụ trợ, phục vụ thi công để tránh lãng phí. Ngoài ra cần phải sử dụng, bảo vệ mặt bằng và giữ gìn trật tự công trường. Trong việc Điều hành công trường các nhà thầu phụ cần phải theo chỉ đạo của nhà thầu chính.
  • Mua sắm, chế tạo và cung ứng vật tư, thiết bị theo yêu cầu và tiến độ được thỏa thuận trong hợp đồng tổng thầu; thống nhất nội dung thiết bị cần mua và về chi phí mua sắm trên cơ sở kết quả đấu thầu về thiết bị.
  • Lập và thỏa thuận với chủ đầu tư về kế hoạch tiến độ thực hiện các giai đoạn thi công và hạng mục công trình chủ yếu, kế hoạch thanh toán của hợp đồng. 
  • Phối hợp với chủ đầu tư đào tạo cán bộ quản lý và công nhân sử dụng công trình; thực hiện chuyển giao công nghệ, bàn giao bản vẽ, tài liệu kỹ thuật có liên quan cho chủ đầu tư.
  • Thử nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành chạy thử công trình và bàn giao cho chủ đầu tư theo thỏa thuận hợp đồng và theo quy định của nhà nước.
  • Bảo hành công trình theo quy định của pháp luật.

Điều kiện để trở thành tổng thầu

Một tổng thầu sẽ chịu trách nhiệm quan trọng trong việc thi công toàn bộ gói thầu do đó điều kiện để trở thành tổng thầu cũng rất khắt khe.

Trước hết, tổng thầu cần đảm bảo đủ nguồn nhân lực tham gia thi công và phải đáp ứng yêu cầu về kỹ năng và nghiệp vụ xây dựng. Có đầy đủ các trang thiết bị, vật tư, máy móc đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng thi công. Đối với những vị trí yêu cầu trình độ cao thì nhân lực thực hiện công việc tại vị trí đó phải đáp ứng trình độ chuyên môn và có bằng cấp từ đại học trở lên.

Tùy vào từng gói thầu sẽ yêu cầu về kinh nghiệm khác nhau

  • Gói thầu thiết kế: Có kinh nghiệm làm tổng thầu dự án thiết kế hoặc thực hiện 1 đến 2 dự án tương tự.
  • Gói thầu thi công xây dựng: Từng làm tổng thầu cho một dự án cùng loại hoặc thi công 2 dự án tương tự.
  • Gói thầu thiết kế và thi công: Có kinh nghiệm tổng thầu xây dựng 1 công trình cùng cấp.
  • Gói thầu EPC: Có kinh nghiệm làm tổng thầu dự án cùng cấp hoặc làm nhà thầu chính cho 3 dự án tương tự.

tổng thầu xây dựng công nghiệp

Phân biệt tổng thầu xây dựng và nhà thầu chính

Tổng thầu và nhà thầu chính đều là các bên kí kết hợp đồng thi công công trình với nhà đầu tư tuy nhiên sẽ có sự khác biệt trong quá trình thi công, vậy nên mới xuất hiện hai khái niệm riêng biệt này.

Sau khi nhận dự án từ bên giao thầu, tổng thầu xây dựng sẽ tự mình đảm nhiệm toàn bộ công việc của gói thầu. Có 6 gói thầu được nêu bên trên, đó là gói thiết kế, gói thi công xây dựng công trình, gói bao gồm cả thiết kế và thi công xây dựng công trình, gói thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình và cuối cùng gói lập dự án đầu tư xây dựng công trình và thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình.

Thông tin hữu ích: Cất nóc là gì?

Tuy nhiên, nếu có các nhà thầu khác tham gia hoặc hỗ trợ trong quá trình thi công dự án thì nhà thầu đảm nhiệm nhiệm vụ nhiều nhất sẽ là nhà thầu chính, còn những bên khác được gọi là nhà thầu phụ.

Một số tổng thầu xây dựng lớn ở Việt Nam hiện nay

Công ty CP xây dựng Coteccons

Gần 20 năm thành lập và phát triển, Coteccons đã và đang ngày càng nâng tầm, đổi mới không ngừng cũng như khẳng định vị thế trong ngành xây dựng. 

Các công trình tiêu biểu của Coteccons có thể kể đến như: Tòa nhà Viettel, Đà Nẵng Time square, The landmark 81, Vinhomes grand park,…

Một số tổng thầu xây dựng lớn ở Việt Nam hiện nay
Tòa nhà cao nhất Việt Nam – Landmark 81

Tập đoàn xây dựng Hòa Bình

Từ khi thành lập từ năm 1987 cho đến nay, tập đoàn Hòa Bình đã xây dựng hàng trăm công trình trên khắp cả nước, không những thế còn là nhà thầu cho các công trình trên thế giới. 

Những dự án nổi tiếng như Aqua City, Tòa nhà Vinfast, Grand world Phú Quốc, Sunshine city Sài Gòn,… đều do tập đoàn Hòa Bình thực hiện.

Công ty cổ phần xây dựng Unicons

Dù mới được thành lập từ năm 2006 nhưng Unicons đã nằm trong top đơn vị thầu hàng đầu tại Việt Nam với các công trình tiêu biểu như: Intercontinental Đà Nẵng Sun Peninsula, Sarina Đại Quang Minh, Vinhomes Central Park…

Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam Vinaconex

Đây là một công ty khá đặc biệt khi là Tổng công ty nhà nước đầu tiên thực hiện cổ phần hóa công ty với những công trình nổi bật sau: Dự án trụ sở tổng cục thuế, xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, Dự án trung tâm chợ Mơ,…

Như vậy, tổng thầu xây dựng sẽ là bên thực hiện, có toàn quyền và chịu trách nhiệm thi công công trình, bên cạnh đó tổng thầu cũng cần thực hiện đúng quyền hạn và nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận với bên giao thầu cũng như theo quy định của nhà nước. Hy vọng bài viết này đã giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu tổng thầu xây dựng là gì và những thông tin liên quan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *