Đất BHK là gì? Nhà nước quy định như thế nào về loại đất này?

Đất BHK là gì? Nhà nước quy định như thế nào về loại đất này?

Đất BHK là gì? Đối với những ai đầu tư bất động sản hoặc đang có nhu cầu mua đất chắc chắn đã từng nghe qua về đất BHK, thế nhưng lại chưa thể nắm chắc thông tin cụ thể về loại đất này. Vậy nên, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để làm rõ đất BHK là gì? Có được chuyển đổi mục đích sử dụng loại đất này hay không? Và những quy định liên quan khác của pháp luật.

Đất BHK là gì?

Trong 3 nhóm đất chính ở Việt Nam hiện nay, thì đất BHK thuộc nhóm đất nông nghiệp nó còn có tên gọi khác là đất trồng cây hằng năm. BHK được sử dụng để kí hiệu cho loại đất này trên các bản đồ chuyên dụng.

Loại đất này được sử dụng trong mục đích trồng trọt các loại cây sản xuất, có thời gian gieo trồng, phát triển và thu hoạch không quá 1 năm. Đất này cũng áp dụng cho việc trồng các loại cây hằng năm, có lưu lại gốc để tiếp tục thu hoạch nhưng sẽ không quá 5 năm. Ngoài ra, còn trồng các loại cây hằng năm có hình thức canh tác thường xuyên nhưng có chu kỳ.

Đất BHK là gì?
Đất BHK là gì?

Đất BHK được chia làm 3 loại chính:

Đất trồng cây hằng năm là đất trồng lúa.

Đất không trồng lúa mà dùng để trồng các loại cây hằng năm khác như mía, cói, các loại rau, dược liệu, cỏ, đất trồng cỏ hoặc đất đã qua quá trình cải tạo nhằm mục đích chăn nuôi gia súc.

Đất là nương rẫy để trồng cây hoặc ruộng bậc thang.

Kí hiệu của các loại đất nông nghiệp

STT Loại đất
I NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC
2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK
3 Đất lúa nương LUN
4 Đất bằng trồng cây hàng năm khác BHK
5 Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác NHK
6 Đất trồng cây lâu năm CLN
7 Đất rừng sản xuất RSX
8 Đất rừng phòng hộ RPH
9 Đất rừng đặc dụng RDD
10 Đất nuôi trồng thủy sản NTS
11 Đất làm muối LMU
12 Đất nông nghiệp khác NKH

Phân biệt đất BHK và đất CNL

Đất BHK và đất CNL đều thuộc nhóm đất nông nghiệp, dùng trong mục đích trồng trọt, tuy nhiên, đất BHK và đất CNL có sự khác biệt về quy định các loại cây có thể trồng. 

Đất BHK dùng để trồng các loại cây hằng năm, có thời hạn dưới 1 năm.

Ngược lại, đất CNL hay còn gọi là đất trồng cây lâu năm, là loại đất chuyên dụng cho việc trồng các loại cây có quá trình gieo trồng, phát triển và thu hoạch lên tới hơn 1 năm. Không những vậy, những loại cây hằng năm có thời gian trồng trọt lâu hơn cũng có thể được trồng trên đất CNL.

Đất CNL chỉ khác đất BHK về loại cây quy định có thể trồng, còn về đặc điểm, hay tính chất hai loại đất này có rất nhiều điểm tương đồng.

Xem thêm: Đất thổ cư là gì?

Thời hạn sử dụng đất BHK

Theo điều 125, 126 của Luật đất đai 2013 quy định thời hạn sử dụng của đất BHK được chia thành 2 loại:

Thứ nhất, là loại đất không giới hạn thời hạn sử dụng, thường là các loại đất được sử dụng lâu dài và chủ yếu được sử dụng bởi các cộng đồng cư dân.

Thời hạn sử dụng đất BHK
Thời hạn sử dụng đất BHK

Thứ hai, là loại đất có thời hạn sử dụng:

  • Thời hạn sử dụng đất không quá 5 năm nếu loại đất đó thuộc quỹ đất nông nghiệp và được thuê với mục đích công ích của địa phương.
  • Nhà nước giao cho hộ gia đình hoặc cá nhân sử dụng để sản xuất nông nghiệp, sẽ có thời hạn lên tới 50 năm, nếu hết thời hạn sử dụng, có thể xin gia hạn thêm 50 năm nữa.
  • Thuê đất nông nghiệp của các hộ gia đình hoặc cá nhân sẽ có thời hạn không quá 50 năm, hết thời hạn có thể xin nhà nước cấp quyền gia hạn thêm.
  • Giao hoặc cho thuê đất với mục đích sản xuất nông nghiệp sẽ được xem xét dựa trên cơ sở dự án đầu tư hoặc yêu cầu xin giao đất và có thời hạn không quá 70 năm.

đất bhk là đất gì

Đất BHK có xây nhà được không?

Theo quy định của luật pháp, đất BHK là loại đất nông nghiệp, với mục đích sử dụng là trồng trọt do đó không có mục đích xây dựng nhà ở. Vì vậy không thể xây nhà trên đất BHK, nếu muốn sẽ phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Để có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất cần tới các cơ quan chức năng có thẩm quyền như:

Đối tượng xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất là tổ chức sẽ do ủy ban nhân dân cấp tỉnh đảm nhiệm thực hiện quy trình này.

Đối tượng xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất là cá nhân hoặc hộ gia đình thì sẽ do ủy ban nhân dân cấp huyện đảm nhận.

Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phải nằm ở vị trí có đất BHK.

Thông thường, nếu muốn xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp sẽ chuyển sang đất thổ cư, tiền sử dụng đất phải nộp sẽ là khoản chênh lệch giữa giá hai loại đất này trên thị trường hiện tại.

Như vậy, đất BHK hay còn gọi là đất trồng cây hằng năm được sử dụng để trồng các loại cây ngắn ngày và có thời hạn sử dụng nhất định tùy theo điều kiện được cấp hoặc mục đích sử dụng cũng như đối tượng sử dụng. Người dân hoặc các tổ chức muốn đầu tư hoặc sử dụng đất BHK cần tìm hiểu kỹ thông tin về quy định của pháp luật và biến động giá đất theo thị trường để đưa ra quyết định phù hợp nhất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *