Chỉ số ROS là gì? Bản chất và cách đánh giá doanh nghiệp

Chỉ số ROS là gì? ROS là một chỉ số rất phổ biến để đánh giá hiệu quả hoạt động của một công ty. Phép đo này cung cấp thông tin chi tiết về việc tạo ra bao nhiêu phần trăm lợi nhuận trên một doanh thu. ROS ngày càng tăng hay giảm có thể báo hiệu tình hình tài chính của công ty. 

Do đó tính toán ROS là việc mà các chuyên gia kế toán, các nhà hoạch định chính sách công ty và các nhà đầu tư vốn cần nắm rõ. Qua bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể về ROS là gì, công thức tính đến ý nghĩa và gợi mở những cách để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp qua ROS.

chỉ số ros

Khái niệm chỉ số ROS là gì?

Chỉ số ROS tiếng Anh là Return On Sales tức là tỷ suất lợi nhuận tính trên doanh thu, cụ thể  ROS thể hiện trên 1 đồng doanh thu thuần thu được từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ thì doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lưu ý đây là lợi nhuận đã sau thuế.

Thông tin hữu ích bạn nên biết: Mô hình Ponzi là gì?

Chỉ số này thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một giai đoạn ngắn hoặc dài. Chỉ số này càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. 

chỉ số ROS trong chứng khoán là gì
Chỉ số ROS là tỷ suất lợi nhuận tính trên doanh thu

Cách tính chỉ số ROS

Bạn có thể dựa trên công thức dưới đây để tính tỷ suất ROS:

  • ROS = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần x 100%

Như vậy dựa theo công thức này, bạn cần có thông tin về lợi nhuận và doanh thu của công ty. Những thông tin này bạn hoàn toàn có thể tìm thấy trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp thường phát hành định kỳ theo tháng, quý hoặc năm. 

Khi đã có những thông tin này, bạn cần xác định lợi nhuận sau thuế tức là lợi nhuận sau khi doanh nghiệp đã nộp 8-10% phí thuế tuỳ mặt hàng, dịch vụ kinh doanh. Doanh thu thuần sẽ tính bằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu. Các khoản này có thể bao gồm chi phí cho các hoạt động phi điều hành, tiền thuế và chi phí lãi vay…

Ngoài cách tự thu thập các thông tin và tính toán ROS thủ công thì nếu bạn là một người đang tìm doanh nghiệp để đầu tư thì bạn cũng có thể dễ dàng tìm các số liệu có sẵn về chỉ số ROS từ các công ty chứng khoán hay các trang chuyên cung cấp thông tin uy tín về doanh nghiệp. Bằng cách này bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức hơn khi cần tìm hiểu nhiều công ty cùng lúc.

Cách đọc chỉ số ROS

Chỉ số ROS thể hiện mức độ hiệu quả trong việc quản lý chi phí của doanh nghiệp để tạo ra doanh thu. Cách đọc chỉ số ROS như sau:

  • Chỉ số ROS càng cao thì càng chứng tỏ doanh nghiệp đang trong tình trạng hoạt động càng tốt, tạo ra nhiều lợi nhuận với ít chi phí phát sinh. Do đó nếu chỉ số ROS dương thì đây là dấu hiệu của một doanh nghiệp đang tạo ra lãi và hoạt động tốt. 
  • Ngược lại nếu ROS âm thì chứng tỏ doanh nghiệp không tạo ra lãi suất và đang trong tình trạng thua lỗ, lúc này cần có biện pháp ứng biến để không bị rơi vào phá sản.
chỉ số ROS bao nhiêu là tốt
Cách đọc chỉ số ROS

Mục đích sử dụng chỉ số ROS

ROS là chỉ số quan trọng khi đánh giá một doanh nghiệp kết hợp với việc quan sát các chỉ số khác như ROE và ROA. ROA là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản,thông qua tỷ suất này chúng ta có thể biết được mức sinh lợi của công trên tổng tài sản của nó. 

Dựa vào tỷ suất này, ta đánh giá được mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản nhằm thu lại lợi nhuận. Còn ROE là chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên vốn của chủ sở hữu thể hiện mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn của doanh nghiệp. Cả 3 chỉ số ROS, ROE và ROA đều là tiêu chí để bạn nhận định rằng doanh nghiệp có đang hoạt động tốt hay không. Các chỉ số này tỉ lệ thuận với nhau nên bạn hoàn toàn có thể tham khảo kỹ trước khi đưa ra các nước tiếp theo.

Đối với doanh nghiệp

Nếu bạn là người hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp thì bạn cần quan tâm đến chỉ số ROS. Nếu ROS dương thì bạn có thể lạc quan về tình hình doanh nghiệp và kêu gọi thêm vốn đầu tư dễ hơn. Ngược lại nếu ROS đang âm thì đây là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang không kiểm soát được các chi phí cho hoạt động kinh doanh. 

Lúc này doanh nghiệp có thể lựa chọn từ bỏ các kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ không đem lại lợi nhuận và đánh giá lại toàn bộ quy trình từ sử dụng vốn cho kinh doanh đến các chi phí phát sinh khác như thuế, khấu trừ…

Đối với nhà đầu tư

Nhà đầu tư hoàn toàn có thể biết được đâu là doanh nghiệp đáng để rót tiền và thu lại lợi nhuận cho mình. Một doanh nghiệp có chỉ số ROS tăng đều qua các kỳ cho thấy tiềm năng lớn sẽ là lựa chọn cho nhiều nhà đầu tư. Trong tình huống ROS của doanh nghiệp đi xuống, các chủ nợ hoặc nhà đầu tư có thể quyết định rút dần vốn để chuyển hướng cho doanh nghiệp khác để không bị kéo lỗ theo.

chỉ số ROS trung bình ngành
Mục đích sử dụng chỉ số ROS dành cho doanh nghiệp và nhà đầu tư

Cách tăng chỉ số ROS cho doanh nghiệp

Có thể thấy ROS là tiêu chí rất quan trọng với doanh nghiệp nên làm cách nào để tăng chỉ số ROS là cực kỳ quan trọng. Vì vậy doanh nghiệp có thể cải thiện chỉ số này qua các cách như đẩy mạnh doanh thu, quan tâm đến những sản phẩm, dịch vụ trọng yếu của doanh nghiệp, nghiên cứu thị trường về nhu cầu, chu kỳ sống của sản phẩm. 

Khi ROS của công ty đang thấp thì các chi phí cần được kiểm soát tốt để không gây lãng phí. Ngoài ra các yếu tố như đối thủ, sự biến động của thị trường cũng cần được nắm chắc để đẩy mạnh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra trong một số tình huống, ROS tăng quá nhanh cũng không hẳn là tốt và ROS âm cũng có thể không quá nghiêm trọng.  Việc doanh nghiệp lỗ có thể do nhiều nguyên nhân và nếu là doanh nghiệp mới thì việc chấp nhận lỗ thời gian đầu cũng là cách để mở rộng thị phần và tệp khách hàng, từ đó đem lại lợi nhuận cao hơn qua các năm tiếp theo.

chỉ số ROS trung bình ngành thực phẩm

Những lưu ý khi sử dụng chỉ số ROS để đánh giá doanh nghiệp

Dù ROS rất quan trọng nhưng chúng ta cũng nên tránh lạm dụng sử dụng tỷ suất này. Thông thường ROS chỉ nên được dùng để so sánh những công ty trong cùng ngành nghề và so sánh với mức ROS trung bình của ngành đó. Bởi lẽ các ngành khác nhau sẽ có sự khác biệt rất lớn. 

Một số ngành dịch vụ thường có tỷ suất ROS cao hơn so với ngành nghề sản xuất, xây dựng nhưng mức độ tăng ROS bền vững thì không thể chắc được. Bạn không thể lấy ROS của một công ty công nghệ để so với ROS của một chuỗi cửa hàng tạp hóa nhỏ được vì sự so sánh sẽ là khập khiễng. Lý tưởng hơn là so sánh giữa các công ty hoạt động cùng ngành, mô hình kinh doanh và quy mô kinh doanh tương tự để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Nếu khó để so sánh giữa từng công ty thì bạn cũng có thể so công ty với chỉ tiêu ROS trung bình của ngành. Nếu ROS của doanh nghiệp đang thấp hơn mặt bằng chung dù sau một thời gian dài thì đó cũng là một tín hiệu báo động. 

Ngoài ra, để biết được xu hướng tăng hay giảm chỉ số ROS của doanh nghiệp, các chuyên gia cũng cần thời gian dài từ 3 đến 5 năm và dựa vào kế hoạch công ty đưa ra chứ không nên kết luận vội vàng.

Trên đây là những chia sẻ về bản chất, cách tính toán, ý nghĩa của chỉ số ROS là gì và những cách để doanh nghiệp cải thiện ROS. Hy vọng qua bài viết này các bạn làm hoạch định chiến lược cho công ty sẽ có những cách để đưa doanh nghiệp đi lên và các nhà đầu tư cũng sáng suốt hơn khi lựa chọn công ty để đầu tư.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *