CE trong chứng khoán là gì? CE hay Ceiling là mức giá trần của một cổ phiếu mà nhà đầu tư có thể giao dịch trong ngày. CE là một thuật ngữ cực kỳ phổ biến trong thị trường chứng khoán, nhưng có thể với một số nhà đầu tư mới, đang tìm hiểu thì chắc hẳn chưa nghe qua hoặc đã nghe nhưng chưa rõ CE trong chứng khoán là gì. Bài viết này từ Dnlands sẽ giải thích khái niệm của CE và cách vận dụng chúng.
1. CE trong chứng khoán là gì?
CE hay Ceiling được hiểu là giá trần – mức giá cao nhất của một cổ phiếu mà nhà đầu tư có thể giao dịch trong ngày. Giá trần sẽ thay đổi theo từng ngày giao dịch khác nhau. Trong phiên giao dịch, khi giá cổ phiếu tăng đến hết biên độ giá trong phiên hôm đó thì được gọi là tăng trần. CE được hiển thị bằng màu tím trên bảng giá chứng khoán.
2. Cách tính giá CE trong chứng khoán là gì?
Giá CE (giá trần) sẽ được tính dựa theo công thức sau:
Giá trần = Giá tham chiếu + Biên độ dao động
Trong đó:
- Giá tham chiếu là mức giá đóng cửa của ngày giao dịch liền trước đó, được thể hiện bằng màu vàng trên bảng điện tử giá chứng khoán. Tuy nhiên, đối với thị trường UPCOM, giá tham chiếu được tính là trung bình cộng của các mức giá giao dịch lô chẵn, dựa trên hình thức khớp lệnh vào ngày liền trước đó.
- Biên độ dao động là giới hạn dao động được quy định của giá chứng khoán dựa trên giá tham chiếu trong ngày giao dịch. Mỗi sàn giao dịch sẽ có quy định về biên độ khác nhau. Sàn HOSE quy định biên độ giao động tối đa là 7%, tức là giá trần/giá sàn chỉ được tăng/giảm tối đa 7% so với giá tham chiếu. Sàn HNX quy định biên độ giao động tối đa là 10% và sàn UPCOM quy định biên độ giao động tối đa là 15%.
Giá tham chiếu được thể hiện bằng màu vàng trên bảng giá
3. Quy tắc làm tròn giá CE
Giá CE sau khi tính sẽ cho ra kết quả phần lớn là những con số thập phân nên quy tắc làm tròn giá ra đời để kết quả giá CE cuối cùng được làm tròn, giúp bảng giá không bị rối loạn đồng thời người tham gia cũng sẽ dễ dàng phân tích giá CE. Nguyên tắc làm tròn giá CE như sau:
- Giá trị của biên độ phải phù hợp theo quy định bước giá chia hết
- Giá trị của biên độ sau khi làm tròn phải nhỏ hơn giá trị biên độ theo lý thuyết khi nhân với phần trăm biên độ dao động của từng sàn đã quy định.
4. Ý nghĩa của giá CE trong chứng khoán là gì?
Quy định mức giá trần sẽ giúp thị trường chứng khoán ổn định, hạn chế việc người bán đẩy giá cổ phiếu lên quá cao và xuất hiện nhiều mức giá khác nhau cho một mã cổ phiếu, đồng thời còn tránh được sự tác động của các yếu tố bên ngoài đến giá cổ phiếu tại mỗi phiên giao dịch, giúp thị trường ổn định và cân bằng hơn.
Đồng thời, nếu không quy định giá trần, giá của cổ phiếu sẽ bị thả xuống, đẩy lên một cách thất thường và không có sự nhất quán, ảnh hưởng đến nhà đầu tư và sự ổn định của thị trường. CE còn giúp các nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định mua bán phù hợp trong phiên giao dịch, xác định nên mua cổ phiếu nào hoặc bán cổ phiếu nào trong ngày hôm đó.
5. Cách phân tích và vận dụng CE trong chứng khoán
Nhà đầu tư có thể so sánh giá trần với giá tham chiếu để biết giá cổ phiếu đang xu hướng tăng hay giảm, từ đó lựa chọn một thời điểm phù hợp trong ngày để đặt lệnh mua bán cổ phiếu nhằm thu về lợi nhuận. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể dựa vào giá CE để xem xét cổ phiếu đó có đáng mua hay không, khi nào thì thích hợp để mua vào cổ phiếu đó.
Mỗi phiên giao dịch đều có mức giới hạn đối với biên độ giá, do đó khi giá cổ phiếu tăng đến hết biên độ tại phiên đó thì được gọi là cổ phiếu tăng trần. Cụ thể:
- Sàn HOSE khi biên độ dao động đạt đến mức tối đa là 7% thì được gọi là tăng trần và áp dụng với tất cả các phiên giao dịch ngoại trừ phiên giao dịch đầu tiên thì có biên độ dao động tối đa là 20%.
- Sàn HNX khi biên độ dao động đạt đến mức tối đa là 10% thì được gọi là tăng trần và cũng duy chỉ có phiên giao dịch đầu tiên thì có biên độ dao động tối đa là 30%.
- Sàn UPCOM có biên độ dao động tối đa là 15% đối với các phiên giao dịch thường còn phiên giao dịch đầu tiên thì biên độ dao động tối đa là 40%.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về: Margin là gì?
CE là một kiến thức căn bản mà nhà đầu tư chứng khoán nào cũng cần phải hiểu rõ để tính toán xem cổ phiếu đó có đáng đầu tư hay không đồng thời lựa chọn những thời điểm giao dịch hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ CE trong chứng khoán là gì, ý nghĩa và cách vận dụng CE.