Bong bóng bất động sản – nỗi sợ hãi lớn nhất với các nhà đầu tư

Bong bóng bất động sản là gì?

Hiện tượng bong bóng bất động sản với những ai đã đầu tư hoặc quan tâm đầu tư bất động sản, chắc chắn đều không muốn trở thành nạn nhân của nó. Vậy bong bóng bất động sản là gì? được hình thành từ đâu, khi nó vỡ sẽ lại để lại những hậu quả về mặt tài chính cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước như thế nào? cùng Dnlands tìm hiểu chi tiết dưới đây.

sau bong bóng bất đông sản là gì

Bong bóng bất động sản là gì?

Trong bất động sản, một mảnh đất không được định giá bởi cá nhân nào đó mà sẽ dựa trên giá trị của mảnh đất. Giá trị mảnh đất có thể được xác định dựa trên ưu thế về vị trí, tiềm năng phát triển, các dự án lớn từ chủ đầu tư hoặc chính sách của nhà nước về tái định cư,…

Hiện tượng bong bóng bất động sản xảy ra khi một mảnh đất bị đẩy giá lên quá cao so với giá trị thực tế của nó. Việc bất động sản bị đẩy giá như vậy xuất phát từ việc cầu quá lớn mà cung không đáp ứng đủ. 

Là bong bóng thì chắc chắn khi được bơm vào quá căng sẽ vỡ, vì vậy nếu một mảnh đất cứ tiếp tục được tăng giá trị thì đến khi tính thanh khoản không còn, sẽ xảy ra việc vỡ thị trường bất động sản.

Bong bóng bất động sản là gì?
Bong bóng bất động sản là gì?

Tại sao lại có bong bóng bất động sản?

Hiện tượng bất động sản tăng giá xuất phát do nhu cầu mua lớn và chênh lệch so với nguồn cung có sẵn. Vì vậy những điều kiện thuận lợi khiến người người nhà nhà đầu tư bất động sản kiếm lời chính là nguyên do dẫn đến việc hình thành các bong bóng bất động sản.

Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là một nguyên nhân quan trọng trong việc hình thành bong bóng bất động sản. Khi mức thu nhập, mức sống tăng cao, có thể đảm bảo được thoải mái tài chính trong các hoạt động thường ngày, người ta thường nghĩ tới việc đầu tư, trữ tài sản hoặc đầu cơ kiếm lời. 

Hơn nữa, thị trường bất động sản lại cực kỳ màu mỡ và tiềm năng, chỉ có việc tăng trưởng chứ không có suy giảm, do đó nhiều người lựa chọn mua đất. Số lượng đất có hạn nhưng nhu cầu mua lại tăng đột biến khiến cho giá trị của những mảnh đất này bị thổi phồng và sẽ trở thành bong bóng bất động sản. 

Tăng trưởng kinh tế góp phần gây nên hiện tượng này
Tăng trưởng kinh tế góp phần gây nên hiện tượng này

Chính sách nới lỏng tín dụng

Đối với những người dù không có khoản tiết kiệm mà vẫn đầu tư bất động sản để kiếm lời thì những chính sách ưu đãi về lãi suất hoặc mở rộng điều kiện cho vay chính là những hồ nước lớn cho họ vẫy vùng. 

Việc vay tiền trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết khiến nhu cầu mua bất động sản tăng cao.

Đầu tư kiếm lời

Hiện tượng bong bóng bất động sản càng được thổi phồng mạnh mẽ hơn khi có sự tham gia của các nhà môi giới bất động sản, cò đất hoặc các nhà đầu tư trên thị trường. 

Đối với những cá nhân này mục đích của họ chỉ là làm sao bán được nhiều đất nhất có thể mà không quan tâm tới hậu quả lên nền kinh tế. Người dân nghe theo những thông tin về tiềm năng phát triển cùng rất nhiều ưu đãi về giá thì vội vàng chốt đơn luôn mảnh đất đó mà không biết rằng nó bị thổi phồng quá lớn so với giá trị thực tế và có thể vỡ bất cứ lúc nào.

Xem thêm: Những thông tin cần biết về đặt cọc mua nhà

Quản lý thị trường bất động sản lỏng lẻo

Những cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng có trách nhiệm trong việc kiểm soát thị trường, ngăn chặn hiện tượng bong bóng bất động sản trước khi nó kịp phát triển bằng những chính sách, thuế, tín dụng hoặc các kế hoạch sử dụng đất cũng như phát triển các vùng đô thị.

Nếu không quản lý tốt sẽ tạo điều kiện hình thành những luồng sóng ảo là tiền đề cho hiện tượng bong bóng bất động sản. 

Những lần vỡ bong bóng bất động sản

Trên thế giới, cùng với những sự kiện chuyển biến của thời đại cùng việc phát triển kinh tế quá nhanh gây ra những bất lợi không nhỏ, đặc biệt hiện tượng bong bóng bất động sản diễn ra khá nghiêm trọng không những với thị trường bất động sản mà còn với rất nhiều các thị trường khác, thậm chí là cả nền kinh tế.

Bong bóng bất động sản có thể vỡ bất cứ lúc nào
Bong bóng bất động sản có thể vỡ bất cứ lúc nào

Tại Việt Nam, chắc hẳn mọi người đã không còn xa lạ gì với việc vỡ bong bóng bất động sản giai đoạn năm 2007-2011. 

Năm 2007, GDP của Việt Nam ở mức cao với tốc độ tăng trưởng cực kỳ nhanh chóng, lên tới 8,4%, thu nhập người dân tăng, kèm theo mức sống cũng tốt hơn.

Ngoài ra các chính sách nới lỏng tín dụng và cho vay ở mức cao, lên tới 37%. Tất cả những yếu tố này tạo nên điều kiện thuận lợi nhất cho người dân đầu tư bất động sản kiếm lời.

Thế nhưng khi bong bóng bất động sản nổ ra gây nên những tác hại không hề nhỏ cho cả những nhà đầu tư, ngân hàng và nhà nước. Kết quả để lại, mức lạm phát vào năm 2011 tăng 18,6% so với năm 2010, để giải quyết vấn đề này nhà nước đã phải ra chính sách siết chặt tín dụng giảm tốc độ cũng như tỷ trọng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất, đặc biệt là bất động sản.

Chưa dừng lại ở đó, việc này có thể giải quyết được lạm phát và bình ổn giá thị trường tuy nhiên lại gây ảnh hưởng xấu tới những chủ đầu tư hoặc khách hàng khó khăn trong việc vay vốn dẫn đến chậm trễ tiến độ của các dự án.

Hậu quả của hiện tượng bong bóng bất động sản

Quy mô nhỏ

Khi bong bóng vỡ, sẽ khiến giá trị của mảnh đất đang bị thổi phồng quá lớn lao dốc không phanh. Người đầu tư mua đất sẽ không thể bán lại những mảnh đất này để kiếm lời, không những vậy, còn có thể khiến mảnh đất trở thành vô giá trị.

Mất trắng khoản tiết kiệm suốt bao năm tích cóp hoặc bỗng dưng trở thành đối tượng nợ tín dụng, vừa đầu tư không sinh lời vừa đeo trên vai nợ xấu. Điều này khiến cho rất nhiều người lâm vào cảnh khốn cùng, vì thế đừng đầu tư theo xu hướng, mà hãy tìm hiểu thông tin thật kỹ lưỡng.

bong bóng bất động sản

Quy mô vừa

Những ngân hàng hoặc tổ chức cho vay sẽ đối diện với những khoản nợ tín dụng không thể thu hồi khi nhà đầu tư bất động sản không có khả năng thanh toán các khoản nợ này.

Hơn nữa, hiện tượng bong bóng bất động sản sẽ tác động lên rất nhiều đối tượng một khi nó đã xảy ra, vì thế nếu số lượng nợ xấu càng tăng gây thiệt hại lớn tới khả năng huy động vốn của ngân hàng.

Nếu diễn ra trong thời gian dài, có thể kéo theo sự sụp đổ của các hệ thống ngân hàng trên cả nước.

Quy mô lớn

Đối với những mảnh đất là kết quả của hiện tượng bong bóng bất động sản sẽ mất đi giá trị sử dụng, không thể thực hiện các dự án về lâu về dài gây lãng phí tài nguyên đất của nhà nước. 

Đối với nợ xấu cùng sự sụp đổ các hệ thống ngân hàng sẽ tác động không nhỏ tới việc phát triển kinh tế xã hội.

Như vậy, hiện tượng bong bóng bất động sản diễn ra khi nhu cầu quá cao mà nguồn cung không thể đáp ứng dẫn đến giá trị của mảnh đất bị thổi phồng lên như bong bóng, điều này gây nên hậu quả nghiêm trọng không những với cá nhân, tổ chức mà còn với cả nền kinh tế. Hy vọng bài viết này đã giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu thông tin về bong bóng bất động sản là gì để từ đó cẩn trọng hơn trong quá trình đầu tư.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *