Biên lợi nhuận là gì? Ý nghĩa và cách tính biên lợi nhuận

biên lợi nhuận là gì?

Biên lợi nhuận là một trong những tỷ suất quan trọng được sử dụng để đánh giá hoạt động kinh doanh của một công ty. Vậy biên lợi nhuận là gì? Cách tính như thế nào? Bài viết này từ Dnlands sẽ giải đáp tất cả các vấn đề xoay quanh biên lợi nhuận.

Biên lợi nhuận là gì

1. Biên lợi nhuận là gì? 

Biên lợi nhuận còn có tên gọi khác là tỷ suất lợi nhuận, trong tiếng Anh được gọi là Profit Margin, dùng để đánh giá mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trên mỗi đơn vị doanh thu, thể hiện dưới dạng phần trăm. 

Ví dụ: Công ty A có biên lợi nhuận trong quý I là 28%, điều này có nghĩa là công ty A có lợi nhuân ròng là 28 đồng cho mỗi 100 đồng doanh thu được tạo ra. 

biên lợi nhuận là gì?
Biên lợi nhuận tiếng Anh là Profit Margin

2. Phân loại biên lợi nhuận và cách tính biên lợi nhuận là gì?

2.1. Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) 

Biên lợi nhuận gộp không được tính cho cả doanh nghiệp mà chỉ áp dụng trên sản phẩm cụ thể. Doanh nghiệp dựa trên biên lợi nhuận gộp để điều chỉnh giá hoặc để thương thảo với các nhà cung cấp nguyên vật liệu. 

Công thức tính biên lợi nhuận gộp:

Biên lợi nhuận gộp = (Doanh thu – Giá vốn hàng hóa) x 100/ Doanh thu

Ví dụ: Công ty A có tổng doanh thu 30.000 USD và tổng chi phí là 19.000 USD thì biên lợi nhuận gộp của công ty là 36.67%

2.2. Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin)

Biên lợi nhuận ròng thể hiện bao quát hơn biên lợi nhuận gộp bởi vì các số liệu được đưa vào tính toán sẽ là doanh thu và chi phí sản xuất của cả doanh nghiệp, do đó nó giúp xác định lợi nhuận hay khả năng sinh lãi của toàn bộ doanh nghiệp. 

Biên lợi nhuận ròng càng cao thì tỷ lệ sinh lời càng cao, hoạt động kinh doanh càng tăng trưởng. Ngược lại, khi biên lợi nhuận ròng thấp thì chứng tỏ doanh nghiệp đang gặp khó khăn và cần phải xem xét lại chi phí nguyên vật liệu, dây chuyền sản xuất, vận chuyển, phân phối.

Công thức tính biên lợi nhuận ròng:

Biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu

Ví dụ: Lợi nhuận sau thuế của công ty là 70.000 USD, doanh thu 150.000 USD thì biên lợi nhuận ròng là  (70.000/150.000) x 100 = 46%.

biên lợi nhuận là gì? Biên lợi nhuận ròng càng cao thì tỷ lệ sinh lời càng cao
Biên lợi nhuận ròng càng cao thì tỷ lệ sinh lời càng cao

2.3. Biên lợi nhuận hoạt động (Operating Profit Margin)

Biên lợi nhuận hoạt động là chỉ số dùng để so sánh khoản thu nhập trước lãi vay và thuế với doanh thu bán hàng. Doanh nghiệp thông qua biên lợi nhuận hoạt động để có thể đưa ra nhận định về mức độ hiệu quả trong việc quản lý tạo ra doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Biên lợi nhuận hoạt động được tính bằng công thức:

Biên lợi nhuận hoạt động = EBIT (Lợi nhuận trước thuế)/Doanh thu

2.4. Biên lợi nhuận trước thuế (Earnings Before TAX – EBT) 

Biên lợi nhuận trước thuế là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận tài chính và các lợi nhuận khác. Hay nói cách khác, biên lợi nhuận trước thuế chính là lợi nhuận của doanh nghiệp khi chưa tính đến các phần thuế phải nộp và những khoản lãi doanh nghiệp cần phải trả.

Biên lợi nhuận trước thuế được tính bằng công thức:

Biên lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu – ( Tổng chi phí cố định + Tổng chi phí phát sinh )

Bạn có thể tìm hiểu thêm về: Vốn lưu động là gì?

3. Chức năng và ý nghĩa của biên lợi nhuận là gì?

Biên lợi nhuận được sử dụng để chỉ tiềm năng sinh lời không những ở những doanh nghiệp riêng lẻ mà còn của các lĩnh vực lớn hơn và của thị trường quốc gia hoặc khu vực nói chung. Biên lợi nhuận là một chỉ số cấp cao nhất về tiềm năng của doanh nghiệp, là một trong những số liệu quan trọng đầu tiên được trích dẫn trong báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Các nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp sử dụng biên lợi nhuận để nghiên cứu hiệu quả hoạt động của công ty. Biên lợi nhuận bằng không hoặc âm sẽ khiến các nhà quản trị xem xét lại và xác định các nguyên nhân như hàng tồn kho, nhân viên và nguồn lực dư thừa hoặc giá thuê cao, sau đó đưa ra các kế hoạch hành động thích hợp. Biên lợi nhuận còn được dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của từng đơn vị và so sánh với nhau.

biên lợi nhuận là gì? Biên lợi nhuận giúp các nhà quản trị cải thiện kế hoạch kinh doanh cho phù hợp
Biên lợi nhuận giúp các nhà quản trị cải thiện kế hoạch kinh doanh cho phù hợp

Bên cạnh đó, biên lợi nhuận còn có vai trò quan trọng khi một công ty đi tìm nguồn tài trợ vốn. Các công ty phải đưa ra số liệu về biên lợi nhuận khi vay từ các ngân hàng và những người cho vay khác, các tập đoàn lớn phát hành nợ để huy động tiền buộc phải tiết lộ tỷ suất lợi nhuận có thể đạt được cho nhà đầu tư. Biên lợi nhuận không thể thiếu trong việc định giá vốn cổ phần cho các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

Cuối cùng, biên lợi nhuận là một yếu tố đáng cân nhắc đối với các nhà đầu tư khi so sánh hai hoặc nhiều dự án hoặc cổ phiếu để xác định cái nào tốt hơn. Các nhà đầu tư đang xem xét tài trợ cho một công ty khởi nghiệp có thể đánh giá tỷ suất lợi nhuận của sản phẩm hoặc dịch vụ tiềm năng đang được phát triển. 

Bài viết này đã giải thích chi tiết biên lợi nhuận là gì, phân loại và cách tính biên lợi nhuận. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ về khái niệm này và áp dụng được vào cuộc sống.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *