Vốn lưu động là gì? Vai trò của vốn lưu động đối với doanh nghiệp

Vốn lưu động là gì? Vốn lưu động đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra bình thường

Vốn lưu động là một chỉ số tài chính cực kì quan trọng để giúp doanh nghiệp kinh doanh phát triển. Vậy vốn lưu động là gì? Vai trò của nó đối với doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Vốn lưu động là gì

1. Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động hay còn gọi là vốn lưu động ròng hay vốn luân chuyển, có tên tiếng Anh là Working capital. Vốn lưu động thể hiện nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đảm bảo cho các hoạt động như trả tiền lương nhân viên, thanh toán các khoản nợ ngân hàng, chi phí mua nguyên vật liệu,… được diễn ra một cách bình thường.

Mặc dù doanh nghiệp có lợi nhuận lớn nhưng nếu nguồn vốn lưu động không được đảm bảo có thể khiến hoạt động sản xuất kinh doanh bị tạm ngưng thậm chí có thể dẫn tới phá sản nếu doanh nghiệp để tình trạng này kéo dài và không có phương án xử lý.

Vốn lưu động là gì? Vốn lưu động đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra bình thường
Vốn lưu động đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra bình thường

2. Cách tính vốn lưu động 

Vốn lưu động được tính theo công thức:

Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn

Trong đó:

Tài sản ngắn hạn: Là các loại tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong một thời gian ngắn, bao gồm:

  • Tiền và các khoản tương đương tiền như ngoại tệ, vàng.
  • Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Tiền gửi ngân hàng, các loại giấy tờ có giá như trái phiếu (thời hạn dưới 1 năm).
  • Hàng tồn kho: Nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp.
  • Khoản phải thu ngắn hạn: Các khoản bán chịu cho đại lý, người mua trong ngắn hạn.
  • Tài sản ngắn hạn khác.

Nợ phải trả ngắn hạn là các khoản nợ ngắn hạn dưới 1 năm, bao gồm:

  • Nợ vay ngắn hạn: Các khoản nợ vay ngân hàng trong ngắn hạn.
  • Phải trả nhà cung cấp: Các khoản mua chịu nhà cung cấp dưới 1 năm
  • Nợ phải trả ngắn hạn khác.

3. Ý nghĩa của vốn lưu động 

Vốn lưu động dương

Vốn lưu động dương có nghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các khoản nợ phải trả. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền để thanh toán các khoản nợ tới hạn, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường.

Vốn lưu động âm

Khi vốn lưu động của một doanh nghiệp cầng về gần 0 và ở mức âm có nghĩa là tài sản ngắn hạn đang thấp hơn nợ phải trả của doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có bán hết tất cả các tài sản ngắn hạn thì cũng không đủ để chi trả cho các khoản nợ. Điều này hết sức nguy hiểm, bởi vì nó đang báo động về tình hình kinh doanh đang thụt lùi và có nguy cơ phá sản.

Vốn lưu động là gì? Vốn lưu động âm báo động về tình hình kinh doanh đang thụt lùi và có nguy cơ phá sản
Vốn lưu động âm báo động về tình hình kinh doanh đang thụt lùi và có nguy cơ phá sản

4. Vốn lưu động bao nhiêu là an toàn?

Để xác định được doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn lưu động là đủ thì phải cần dùng đến “tỷ lệ vốn lưu động”.

Công thức tính tỷ lệ vốn lưu động:

Tỷ lệ vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn / Nợ phải trả ngắn hạn

  • Tỷ lệ vốn lưu động nhỏ hơn 1 có thể hiểu là doanh nghiệp không có năng lực thanh toán các khoản nợ, nguy cơ phá sản khá cao.
  • Tỷ lệ vốn lưu động trong khoảng từ 1 đến 2 có thể hiểu là doanh nghiệp có khả năng chi trả cho các khoản nợ trong thời gian ngắn.
  • Tỷ lệ vốn lưu động lớn hơn 2 đồng nghĩa với việc tiềm lực tài chính của doanh nghiệp rất mạnh.

Tỷ lệ vốn lưu động ở các ngành nghề có thể ở mứ khác nhau, do đó chỉ cần tỷ lệ này lớn hơn hoặc bằng 1 thì được xem là an toàn.

Kiến thức bổ ích: Ký quỹ là gì?

5. Vòng quay vốn lưu động là gì?

5.1. Khái niệm và ý nghĩa của vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động có thể được hiểu là số ngày hoàn thành một chu kỳ kinh doanh. Ví dụ: một doanh nghiệp thực hiện việc kinh doanh từ bước đầu sản xuất cho đến khi bán sản phẩm ra để thu tiền về và tái sản xuất được gọi là hoàn thành một chu kỳ kinh doanh.

Chỉ số vòng quay vốn lưu động càng lớn thì doanh nghiệp hoạt động kinh doanh càng ổn định và phát triển. Còn nếu chỉ số vòng quay vốn lưu động thấp, chứng tỏ doanh nghiệp đang không kinh doanh hiệu quả do chu kỳ kinh doanh bị kéo dài bởi vì hàng tồn kho nên thu hồi vốn chậm, yêu cầu doanh nghiệp cần có kế hoạch thay đổi và cải thiện chiến lược kinh doanh.

Vòng quay vốn lưu động sẽ tùy vào lĩnh vực ngành nghề, những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sẽ có chỉ số vòng quay vốn lưu động cao hơn các doanh nghiệp sản xuất.

Vốn lưu động là gì? Vòng quay vốn lưu động là số ngày hoàn thành một chu kỳ kinh doanh.
Vòng quay vốn lưu động là số ngày hoàn thành một chu kỳ kinh doanh.

5.2. Công thức tính vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động được tính dựa trên công thức sau:

Vòng quay vốn lưu động  = Doanh thu thuần/ Vốn lưu động bình quân

Trong đó:

  • Doanh thu thuần: Là khoản doanh thu sau khi đã trừ tất cả các khoản giảm trừ doanh thu như: thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại, các khoản chiết khấu thương mại. 
  • Vốn lưu động bình quân: được tính theo năm dựa trên công thức (vốn tháng 1 +2 + 3 + …+ 12)/12

5.3. Vòng quay vốn lưu động bao nhiêu là hợp lý?

Vòng quay vốn lưu động là bao nhiêu là hợp lý sẽ không có con số cụ thể. Chỉ cần doanh nghiệp quản lý tốt các vấn đề tiền mặt, hàng tồn kho, thu nợ…thì vòng quay vốn lưu động sẽ tăng kéo theo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ trở nên tốt hơn.

Bài viết đã giải đáp các vấn đề liên quan đến vốn lưu động, vòng quay vốn lưu động và ý nghĩa của chúng. Hy vọng những kiến thức phía trên sẽ giúp cho doanh nghiệp quản lý vốn lưu động và thúc đẩy kinh doanh hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *