DNLANDS

P/E là gì? Chỉ số P/E như thế nào được gọi là tốt để đầu tư?

Dnlands Admin 26.06.2022

P/E là một chỉ số cực kì quan trọng để nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư chứng khoán chính xác. Bài viết này từ Dnlands sẽ giải thích chỉ số P/E là gì trong chứng khoán, cách tính chỉ số P/E và ý nghĩa của chúng.

1. P/E là gì?

P/E là viết tắt của Price to Earning Ratio, là chỉ số đánh giá mối quan hệ thị trường của cổ phiếu (Price) và lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phiếu (EPS). Nói cách khác, P/E là điểm hòa vốn ước tính, đầu tư trong bao lâu để lấy lại vốn. Chỉ số P/E được sử dụng trong định giá cổ phiếu.

P/E là gì? P/E là viết tắt của Price to Earning Ratio

P/E là viết tắt của Price to Earning Ratio

2. Ý nghĩa của chỉ số P/E là gì?

Chỉ số P/E thể hiện mức giá mà bạn sẵn sàng trả cho một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu. Hay nói cách khác là bạn sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho cổ phiếu của một doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận (thu nhập) của doanh nghiệp đó.

Ví dụ: Một mã cổ phiếu có chỉ số P/E là 22.5. Khi chọn mua cổ phiếu đó, nhà đầu tư sẽ chấp nhận chi 22.5 đồng để có lợi nhuận 1 đồng.

3. Công thức tính chỉ số P/E là gì?

P/E = Giá thị trường của cổ phiếu (Price)/Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)

Trong đó: 

EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành)

Ví dụ: Giá bán một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán là 30.000 đồng và thu nhập của mỗi cổ phiếu là 3.000đ thì chỉ số P/E sẽ là 10 (30.000 / 3.000), có thể hiểu rằng nhà đầu tư sẵn sàng trả 10 đồng cho mỗi 1 đồng lợi nhuận của cổ phiếu đó kiếm được trong 1 năm.

Tuy nhiên, có 2 loại P/E mà nhà đầu tư cần phân biệt:

  • Foward P/E (còn được gọi là P/E dự phóng): Loại P/E này sẽ dự đoán thu nhập của 4 quý tiếp theo. Foward P/E = Giá thị trường cổ phiếu/ EPS kỳ vọng.
  • Trailing P/E: Được tính bằng cách chia giá thị trường cổ phiếu cho tổng thu nhập EPS trong bốn quý trước đó. Khi nói đơn giản P/E, thì nên hiểu là trailing P/E.

Hiện nay, ta có thê thấy được chỉ số P/E của từng doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán thông qua các website như Cafef, Vietstock

P/E là gì? Chỉ số P/E của từng doanh nghiệp trên Cafef

Chỉ số P/E của từng doanh nghiệp trên Cafef

4. Sử dụng P/E để lựa chọn cổ phiếu như thế nào?

Chỉ số P/E sẽ giúp nhà đầu tư lựa chọn được cổ phiếu có xu hướng tăng và mang lại lợi nhuận trong tương lai.

Nếu chỉ số P/E thấp:

  • Cổ phiếu đang bị định giá thấp.
  • Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có vấn đề nên các cổ đông đã bán cổ phiếu để chốt lời.
  • Doanh nghiệp thu được lợi nhuận bất thường (bán, thanh lý tài sản,…) và khoản này sẽ không lặp lại trong tương lai.
  • Công ty ở vùng đỉnh chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ.

Nếu chỉ số P/E cao:

  • Cổ phiếu đang định giá cao.
  • Triển vọng công ty trong tương lai rất tốt.
  • Lợi nhuận ít nhưng mang tính tạm thời.
  • Có thể là do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không hiệu quả, khiến cho EPS thấp (thậm chí gần bằng 0), điều này làm chỉ số P/E lớn.
  • Công ty ở vùng đáy chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ.

Chỉ số P/E còn giúp nhà đầu tư lựa chọn các cổ phiếu có tính thanh khoản tốt. Các cổ phiếu có chỉ số P/E cao sẽ có tính thanh khoản tốt hơn trong cùng ngành. Tuy nhiên, chỉ số P/E cao hay thấp chỉ phản ánh tạm thời một thời điểm nhất định và chỉ có giá trị tham khảo.

Thông tin hữu ích bạn nên biết: Pip là gì?

5. Chỉ số P/E như thế nào là tốt?

Chỉ khi ở cùng hoàn cảnh, điều kiện như nhau thì chỉ số P/E mới thực sự có tác dụng. Bởi vì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến P/E như tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp, ngành kinh doanh, độ an toàn hay rủi ro về mặt tài chính và những yếu tố vĩ mô như lạm phát, lãi suất, GDP,… của đất nước.

Chính vì thế, để xác định và đánh giá chỉ số P/E như thế nào là tốt sẽ rất khó, nhưng bạn vẫn có thể xem xét một vài lưu ý sau:

  • Công ty phát triển nhanh hay không (nếu chỉ tăng trưởng 5-7% mà chỉ số P/E quá lớn đồng nghĩa với việc cổ phiếu bị định giá quá cao).
  • Chỉ số P/E của ngành ra sao?
  • Lãi suất trái phiếu và lạm phát như thế nào (Chỉ số P/E sẽ ngược chiều với 2 yếu tố này).
  • Yếu tố rủi ro của doanh nghiệp như nợ, khả năng xâm nhập ngành, rủi ro về quản trị như sự trung thực,…
  • Doanh nghiệp có theo chu kỳ không?
Để xác định và đánh giá chỉ số P/E như thế nào là tốt sẽ rất khó. P/e là gì

Để xác định và đánh giá chỉ số P/E như thế nào là tốt sẽ rất khó

Nhưng nếu nhà đầu tư chứng khoán chỉ thuần về sử dụng P/E, nhà đầu tư chỉ nên xem xét các doanh nghiệp có P/E < 1/ Lãi suất ngân hàng.

Ví dụ: Lãi suất ngân hàng đang ở mức 6.5%, khi đó P/E < 15.4 . Nhưng bạn nên hạ xuống mức thấp hơn nữa để đảm bảo tính an toàn, chẳng hạn P/E < 10.

Chỉ số P/E từ 5-12 là bình thường. Do đó, khi bạn lựa chọn mua cổ phiếu có chỉ số P/E cao, bạn cần chắc chắn rằng doanh nghiệp kinh doanh tốt. Bởi vì chỉ số P/E cao thường rủi ro hơn so với P/E thấp. P/E cao sẽ hay gắn liền với những công ty tăng trưởng, P/E thấp là đặc tính chung của các cổ phiếu giá trị.

Chỉ số P/E rất quan trọng đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Do đó, nhà đầu tư cần hiểu rõ P/E là gì trong chứng khoán, khi P/E cao và thấp thể hiện điều gì, để có thể đưa ra được các quyết định đầu tư chính xác.

Rate this post
Chia sẻ
0915830299
DMCA.com Protection Status