DNLANDS

Nhà ở xã hội là gì? Có nên sở hữu loại hình nhà ở này?

Dnlands Admin 30.08.2022

Nhà ở xã hội là gì? Có thể bạn đã từng nghe về nhà ở xã hội, nhưng vẫn chưa nắm rõ các thông tin về loại hình nhà ở này. Vì thế hãy cùng Dnlands tìm hiểu nhà ở xã hội là gì, điều kiện sở hữu như thế nào trong bài viết dưới đây.

Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội là nhà ở thuộc sở hữu và quản lý của nhà nước, hoặc từ các tổ chức phi lợi nhuận, dùng để tạo điều kiện có nhà ở cho các đối tượng ưu tiên hoặc có thu nhập thấp. Loại hình nhà ở này đáp ứng đầy đủ như một căn hộ hoặc nhà ở bình thường nhưng lại có mức giá cực kỳ rẻ, tuy nhiên không phải ai cũng có thể mua được. 

Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội có mức giá rẻ

Tiêu chuẩn về diện tích của nhà ở xã hội

Vì là nhà ở thuộc thẩm quyền sở hữu và quản lý của nhà nước nên nhà ở xã hội sẽ được pháp luật quy định về diện tích cùng những điều kiện diện tích liên quan.

Đối với nhà ở xã hội là chung cư

Diện tích tối thiểu 25m2 và tối đa là 70m2 và sẽ bảo đảm quy chuẩn xây dựng cũng như thiết kế khép kín. Ngoài ra, nhà ở xã hội là chung cư có thể tăng hệ số sử dụng đất tối đa lên tới 1,5 lần so với tiêu chuẩn, tuy nhiên phải phù hợp với chỉ tiêu dân số, cơ sở hạ tầng, không gian cũng như cảnh quan xung quanh. Với diện tích tối đa là 70m2, có thể tăng diện tích sử dụng tối đa lên tới 10%, và sẽ được tăng bởi UBND tại địa phương nơi có nhà ở xã hội. Thêm nữa, số lượng căn hộ có diện tích trên 70m2 không được quá 10% tổng số lượng căn hộ của dự án.

Xem thêm: Căn hộ studio là gì?

Đối với nhà ở liền kề thấp tầng

Nhà ở xã hội này có diện tích tối đa cũng chỉ đến 70m2 và có thể tăng hệ số sử dụng đất lên tới 2 lần, phải đảm bảo kế hoạch quy hoạch, xây dựng và phải được xét duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền.

Tiêu chuẩn xây dựng và diện tích của nhà ở xã hội phải được tuân thủ theo quy định của bộ xây dựng nếu có sự thay đổi hoặc mở rộng thì phải phù hợp với cơ sở hạ tầng kỹ thuật chung cũng như kế hoạch chung của toàn bộ dự án và phải được cơ quan có thẩm quyền tại địa phương cấp phép. 

Đối tượng mua nhà ở xã hội

Theo luật pháp và những quy định về nhà ở xã hội đã chỉ ra 9 đối tượng nằm trong diện được sở hữu nhà ở xã hội:

– Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

– Hộ gia đình (HGĐ) nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;

– HGĐ tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;

– Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị (hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng);

– Người lao động (NLĐ) đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;

– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

– Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ nhưng không thuộc diện bị thu hồi nhà ở do có hành vi vi phạm quy định của pháp luật quy định tại Khoản 5 Điều 81 và chưa có nhà ở tại nơi sinh sống sau khi trả lại nhà công vụ;

– HGĐ, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Đối tượng mua nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội có mức giá rẻ

Điều kiện mua nhà ở xã hội

Sau khi đã xác định được đối tượng, để mua được nhà ở xã hội, vẫn cần đáp ứng các yêu cầu dưới đây:

Về nhà ở

Đối tượng mua nhà ở xã hội phải chưa sở hữu nhà ở, chưa từng được mua hoặc thuê nhà ở xã hội. Ngoài ra các đối tượng này chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ về nhà đất, sở hữu nhà ở có diện tích nhỏ hơn mức diện tích tối thiểu do Nhà nước quy định. 

Về thu nhập

– Đối tượng không nằm trong diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật gồm:

  • Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
  • Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

– Trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

– Các đối tượng sẽ được mua nhà ở xã hội mà không cần đáp ứng yêu cầu về thu nhập:

  • Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
  • Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định là người thuê nhà ở công vụ khi không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở hoặc chuyển đi nơi khác hoặc có hành vi vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng nhà ở mà thuộc diện bị thu hồi thì phải trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước.
  • Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Về cư trú

Để mua nhà ở xã hội, các đối tượng cần có đăng ký thường trú tại địa phương có dự án nhà ở xã hội, trong trường hợp không có đăng ký thường trú cần có đăng ký tạm trú trên 1 năm.

nhà ở xã hội là gì

Có nên mua nhà ở xã hội hay không?

Để có được quyết định có nên mua nhà ở xã hội hay không, hãy cùng đánh giá ưu và nhược điểm của loại hình nhà ở này.

Ưu điểm

  • Nhà ở xã hội được nhà nước đầu tư và quản lý nhằm mục đích hỗ trợ cho những đối tượng đặc biệt hoặc có thu nhập thấp vì thế nên mức giá đưa ra rất rẻ. Như vậy, với một mức giá thấp mà lại có thể sở hữu căn hộ hoặc nhà ở đầy đủ tiện nghi là một lợi ích cực kỳ lớn.
  • Đặc biệt, nếu hiện tại, các đối tượng trong diện mua nhà xã hội chưa có đủ tài chính sẽ được hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi chỉ 4 đến 5% và có thể vay đến 80% giá trị căn hộ.

Nhược điểm

  • Để sở hữu hoặc thuê nhà ở xã hội, bạn phải thuộc các đối tượng được pháp luật quy định và đáp ứng những điều kiện về nhà ở, nơi cư trú cũng như thu nhập. Do đó, không phải ai cũng có khả năng sở hữu loại hình nhà ở này.
  • Hơn nữa, diện tích của nhà ở xã hội cũng được quy định không quá 70m2, sẽ không phù hợp với nhiều người hoặc gia đình lớn. 
  • Chủ sở hữu hoặc người thuê nhà cần tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về việc thuê hoặc bán nhà: người thuê nhà sẽ không được cho thuê hoặc chuyển nhượng nhà trong thời hạn hợp đồng và đối với chủ sở hữu nhà ở xã hội, trong vòng 5 năm sẽ không được thực hiện hoạt động thế chấp hoặc chuyển nhượng dưới mọi hình thức.

Trước khi mua nhà ở xã hội bạn cần xác định xem mình có thuộc nhóm đối tượng ưu tiên hay không, cũng như cân nhắc nhu cầu của bản thân hoặc gia đình để có được lựa chọn phù hợp nhất. 

Như vậy, nhà ở xã hội có lợi thế rất lớn về giá, do được nhà nước hỗ trợ, tuy nhiên để sở hữu loại hình nhà này bạn phải thuộc đối tượng ưu tiên và đáp ứng các điều kiện liên quan khác. Hy vọng, bài viết này đã giúp bạn nắm rõ nhà ở xã hội là gì cùng những thông tin liên quan, góp phần giúp cho bạn đưa ra quyết định đúng đắn khi thuê hoặc mua nhà.

Rate this post
Chia sẻ
0915830299
DMCA.com Protection Status