NAV là gì? Tìm hiểu sự khác biệt giữa chỉ số NAV với cổ phiếu

NAV là gì? Thị trường chứng khoán vẫn chưa bao giờ hạ nhiệt và những kiến thức chứng khoán luôn được cập nhật để các nhà đầu tư dễ dàng nắm bắt. Và một trong các chỉ số không thể không nhắc tới đó là chỉ số NAV. Vậy NAV là gì? Sự khác biệt giữa NAV và cổ phiếu sẽ được trình bày qua bài viết dưới đây.

NAV là gì

NAV là gì trong chứng khoán?

NAV (tên Tiếng Anh là Net Asset Value) được gọi là giá trị tài sản thuần. NAV dùng để đánh giá mức giá trị tài sản của doanh nghiệp có tương xứng với mức định giá hiện tại. NAV – chỉ số đại diện cho mức giá trị thị trường của từng công ty.

NAV bao gồm 3 thành phần:

  • Vốn điều lệ ( vốn góp từ các cổ đông).
  • Vốn phát hành cổ phiếu.
  • Vốn từ lợi nhuận từ doanh nghiệp.

Cho nên, nếu doanh nghiệp sở hữu vốn điều lệ thấp nhưng khối tài sản mà thể hiện ra bên ngoài cao thì đó là do vốn vay. Nếu nhà đầu tư chỉ dựa trên chỉ số NAV để đánh giá tài sản ròng thực tế thì nên cân nhắc có đầu tư hay không.

NAV trong chứng khoán là gì
NAV là giá trị tài sản thuần. NAV dùng để đánh giá mức giá trị tài sản của doanh nghiệp có tương xứng với mức định giá hiện tại.

Cách tính chỉ số NAV như thế nào?

Chỉ số NAV vô cùng quan trọng để người dùng đánh giá được cơ hội, rủi ro khi tiến hành đầu tư chứng khoán. Công thức tính tỷ số NAV như sau:

NAV = (Tổng tài sản – Tổng nợ cần phải trả) / Tổng số cổ phiếu hiện đang lưu hành

Phụ thuộc vào mỗi loại đầu tư mà bạn nên lựa chọn nguồn chỉ số NAV cho từng chứng chỉ quỹ hoặc nguồn cổ phiếu để đánh giá tương đối nhất. Trong đó, phần tổng tài sản tính bằng tổng giá trị cổ phiếu theo tiền mặt và thị giá.

Ý nghĩa của NAV trong chứng khoán

Chỉ số NAV cần thiết để người chơi chứng khoán dễ dàng dự đoán hiệu quả từng hoạt động đầu tư của quỹ đã tăng trưởng hay chưa. Cụ thể ý nghĩa đó đối với thị trường như sau:

  • Khi công ty phát hành cổ phiếu 110.000 đồng nhưng NAV lại là 140.000 đồng thì điều này nghĩa là doanh nghiệp tích lũy được nguồn vốn để có thể mang tới lợi nhuận mới từ phần nguồn cũ và quỹ dự phòng. Cho nên, mọi nhà đầu tư có thể yên tâm khi tiến hành mua cổ phiếu với giá 140.000 thì bạn vẫn đang mua đúng với mức giá trị của doanh nghiệp.
  • Nếu NAV của doanh nghiệp ở mức 140.000 đồng nhưng đổi lại mang tới giá trị cao thì bạn nên bỏ ra số tiền lớn để mua nhằm tăng nguồn lợi nhuận cũng như tăng giá trị của chỉ số NAV ở thời gian sắp tới.
  • Trong trường hợp nếu NAV của doanh nghiệp đạt 130.000 đồng mà đang bị thua lỗ, NAV bị giảm thì các traders nên đánh giá, phân tích thật kỹ lưỡng. Điều này giúp bạn đưa ra các quyết định cực khôn ngoan, an toàn và mang tới nguồn lợi nhuận cao.

Ví dụ: Nếu công ty phát hành cổ phần giá 150.000 đồng nhưng chỉ số NAV đạt 200.000 đồng thì điều này nghĩa là công ty tích lũy vốn để có thể sản xuất ra nguồn lợi nhuận hoặc do lãi phát hành. Từ đó, nhà đầu tư sẽ mua cổ phần với mức giá 200.000 đồng và chắc chắn họ sẽ mua đúng với mức giá thật ở sổ sách.

NAV là 200.000 đồng nhưng đổi lại công ty có thể đạt lợi nhuận cao thì tương đương nhà đầu tư mua cổ phiếu với giá cao hơn hẳn NAV. Mong muốn có lợi nhuận tăng khi đó sẽ có phần chia cổ tức.

Kiến thức bổ ích: Lot là gì?

Nếu trường hợp công ty bị lỗ, kéo theo chỉ số NAV bị giảm. Cho nên nếu bạn mua với mức giá 200.000 đồng hoặc bị cao hơn thì đây được xem là một quyết định vô cùng khó khăn và đầy rủi ro. Nó bị phụ thuộc vào đánh giá phân tích của nhà đầu tư về các công ty ở các khía cạnh khác trong tương lai để dễ dàng giải quyết. Ở đây, chỉ có một nguyên tắc mà mọi nhà đầu tư chấp nhận là lợi nhuận cao khi chấp nhận rủi ro cao.

Cách để tăng chỉ số NAV

Để giúp đẩy giá NAV cao trên thị trường, những nhà đầu tư nên áp dụng các phương pháp sau:

  • Cách đầu tiên là bạn nên mua lại tất cả những chứng chỉ quỹ ở thị trường như các doanh nghiệp đã tiến hành niêm yết mua cổ phiếu.
  • VF1 sẽ trả mức cổ tức phải cao hơn 22%.
  • Nếu hai phương án đề xuất kia không thành thì nhà đầu tư nên hoán đổi hoặc thay thế một phần quỹ mở để kéo tỷ giá chỉ số VAV đẩy lên cao hơn.
Ý nghĩa của NAV trong chứng khoán
Ý nghĩa của NAV trong chứng khoán

Sự khác biệt của chỉ số NAV với cổ phiếu

Khi so sánh giữa hai chỉ số NAV và giá cổ phiếu sở hữu đa phần điểm giống nhau nhưng nó vẫn khác nhau ở một số điểm cơ bản như sau:

  • Chỉ số NAV là mức giá trị tài sản thuần của một công ty, doanh nghiệp. Còn đối với giá cổ phiếu là mức chi phí mà từng nhà đầu tư phải bỏ vốn ra để tiến hành giao dịch. Mức giá cổ phiếu ảnh hưởng do bị thao túng bởi thị trường.
  • Mức giá cổ phiếu bị tăng giảm bởi xu hướng người bán và người mua phụ thuộc vào yếu tố cung cầu hoặc các xu hướng thị trường. Ngoài ra, mức giá cổ phiếu sẽ thấp hơn hoặc cao hơn chỉ số NAV. Đồng thời sự chênh lệch giữa mức giá cổ phiếu và NAV có sự ổn định, thị trường đang đánh giá một sự chính xác cao về giá trị doanh nghiệp.
  • Chỉ số NAV chốt theo ngày và phụ thuộc phần lớn vào tài sản ròng hiện tại của mỗi doanh nghiệp. Ngược lại, nếu mức giá cổ phiếu bị biến động từng thời điểm sẽ phụ thuộc vào người bán và người mua.
nav chứng khoán
Sự khác biệt của chỉ số NAV với cổ phiếu

Ảnh hưởng của chỉ số NAV tới sự lựa chọn quỹ đầu tư

Xu hướng ngày càng cao các nhà đầu tư lựa chọn phương thức mua chứng chỉ quỹ mở để có thể giảm thiểu tối đa rủi ro và tăng phần lớn lợi nhuận. Nguồn chỉ số NAV vô cùng cần thiết để có thể đánh giá cũng như lựa chọn phần quỹ đầu tư phù hợp.

Chỉ số NAV vô cùng quan trọng để người chơi có thể đánh giá mức độ hiệu suất hoạt động đầu tư có tốt hoặc tăng trưởng hay không. Các tác động từ NAV tới tâm lý của người lựa chọn quỹ đầu tư thể hiện ở các điểm như sau:

  • Giá chứng chỉ quỹ thường được có mức giá từ 10.000 đồng/ chứng chỉ quỹ. Tuy nhiên, sau khi hoạt động một thời gian dài, quỹ sẽ bị biến động với mức giá NAV/CCQ khác. Vì vậy, khi so sánh giá chứng chỉ quỹ ở hai quỹ khác nhau là không hợp lý.
  • Khi chỉ số NAV/CCQ thấp, thì kéo theo định giá thấp cho nên mỗi nhà đầu tư sẽ mua được các chứng chỉ quỹ khác nhau. Điều này làm quỹ mới hoạt động ở thời gian ngắn, hoạt động dựa trên hiệu suất thấp và chưa có nhiều lợi nhuận.
  • Chỉ số NAV/CCQ cao sẽ khiến nhà đầu tư mua ít chứng chỉ quỹ. Điều này giúp các quỹ đang có thể hoạt động để thu lại nguồn lợi nhuận cao, tốc độ tăng ổn định và mọi nhà đầu tư nên xem xét và đầu tư.

Mức giá chứng chỉ quỹ không được coi là yếu tố quan trọng để mỗi nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định sáng suốt, mà điều này nó dựa vào lợi nhuận mà từng hoạt động quỹ mang lại. Các nhà đầu tư khi tham gia cần lựa chọn quỹ chú ý các yếu tố như sau để có thể đánh giá đúng như Chiến lược đầu tư của quỹ, phân phổ tài sản, phí giao dịch…

Tóm lại, bài viết dưới đây đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về chỉ số NAV là gì và ý nghĩa của nó ra sao. Bạn hãy tìm hiểu thật kỹ lưỡng những thông tin cũng như cách sử dụng chỉ số này để có thể đánh giá tương đối rủi ro và cơ hội tiềm năng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *