DNLANDS

Giếng trời là gì? Xây dựng giếng trời sao cho phù hợp?

Thu Hiền 05.07.2022

Giếng trời là một phần trong kiến trúc ngôi nhà của bạn, đóng vai trò quan trọng cả về mặt thẩm mỹ cũng như về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ làm thế nào thiết kế không gian này cho phù hợp, vì vậy hãy cùng Dnlands tìm hiểu giếng trời là gì trong bài viết dưới đây.

Giếng trời là gì?

Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm giếng trời là gì. Giếng trời là một bộ phận kiến trúc trong nhà ở, tòa nhà hoặc tòa nhà phức hợp, giếng trời được xây dựng theo phương thẳng đứng, thông từ tầng trệt lên tới nóc công trình.

Giếng trời không bắt buộc phải có trong một công trình nhà ở, tuy nhiên việc xây dựng giếng trời vẫn rất phổ biến bởi có rất nhiều lợi ích.

Thiết kế phần đáy giếng trời độc đáo

Thiết kế phần đáy giếng trời độc đáo

Cấu tạo của giếng trời

Giếng trời được cấu tạo gồm 3 phần:

  • Đỉnh giếng: Nằm ở phần cao nhất là mái nhà, đỉnh giếng cũng là phần duy nhất của giếng được nhìn thấy từ bên ngoài, có thể là khung hoặc mái che và được thiết kế tùy theo sở thích của gia chủ.
  • Thân giếng: từ phần đỉnh, giếng trời sẽ chạy dọc các tầng còn lại của ngôi nhà mang ánh sáng cũng như không khí trong lành cho toàn bộ không gian. Tận dụng nguồn ánh sáng lớn, phần thân giếng có thể được thiết kế thêm giàn treo hoặc cây cảnh nhằm tăng phần thẩm mỹ cho nội thất căn nhà.
  • Đáy giếng: đây là phần dưới cùng của giếng trời, nằm ở tầng trệt của ngôi nhà, có thể bố trí phòng khách, phòng ăn ở khu vực này, tuy nhiên thông thường phần đáy giếng sẽ xây dựng cầu thang nối lên các tầng trên. Ngoài ra, gia chủ có thể trang trí thêm cảnh quan ở phần này như hòn non bộ, là một cảnh quan rất được ưa chuộng trong thiết kế nhà ở, vừa có thể tạo điểm nhấn lại giúp cho không gian thêm thư thái.

 

Ưu điểm của giếng trời

  • Ưu điểm đầu tiên phải kể đến đó là giếng sẽ mang tới một lượng lớn ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà. Hiện nay, khi nhà ở đô thị có mật độ ngày càng lớn, nhà cửa san sát nhau, đối với những căn nhà có 3 mặt giáp công trình khác sẽ rất khó để có không gian cho phần cửa sổ vì thế việc xây dựng giếng trời là một điều cần thiết. 
  • Bởi mang đến nguồn ánh sáng tự nhiên nên giếng cũng giúp gia chủ tiết kiệm năng lượng chiếu sáng, hơn nữa còn giúp không gian thêm phần sáng sủa và có cảm giác sạch sẽ hơn, điều mà các năng lượng nhân tạo không thể làm được. 
  • Thứ hai, xây dựng giếng trời còn giúp không khí trong nhà được lưu thông, nhất là trong mùa hè nóng bức này, sẽ góp phần giúp căn nhà trở nên mát mẻ, thoáng khí hơn.
  • Cuối cùng, về phương diện thẩm mỹ, giếng trời là một phần trong kiến trúc của ngôi nhà không chỉ có tác dụng về mặt kỹ thuật mà còn đem lại nét thu hút, tạo điểm nhấn cho thiết kế tổng thể của nội thất. Ngoài ra, nếu gia chủ biết tận dụng nguồn sáng từ giếng và trang trí thêm thì sẽ giúp cho không gian này thêm phần độc đáo. 

Nhược điểm của giếng trời

Song song cùng rất nhiều ưu điểm thì bộ phận kiến trúc này cũng có những hạn chế nhất định:

  • Giếng trời được thiết kế thẳng đứng thông từ tầng trệt lên tới mái, vì thế nó làm tăng mức độ khuếch đại âm thanh trong căn nhà của bạn. Vì thế dù chỉ là âm thanh nói chuyện bình thường cũng trở thành tiếng ồn gây khó chịu, với những phòng không có cửa hoặc tường ngăn thì điều này còn bất tiện hơn.
  • Đối với những giếng được thiết kế không có mái che ở đỉnh sẽ rất dễ ảnh hưởng tới không gian sinh hoạt trong nhà khi trời mưa hoặc bão. Phần đáy giếng cũng cần thiết kế sao cho có thể thoát nước nhanh chóng và không làm ướt các đồ đạc nội thất xung quanh. 
Giếng trời hắt mưa

Giếng trời hắt mưa

  • Giếng trời đem đến nguồn ánh sáng tự nhiên cùng khí trời điều này giúp cho không gian trở nên sáng sủa và thoáng mát hơn. Tuy nhiên, đây lại là một bất lợi đối với đồ đạc nội thất trong căn nhà về lâu về dài. Việc tiếp xúc với tự nhiên một cách trực tiếp như vậy khiến cho các vật dụng này giảm tuổi thọ và có thể xảy ra hư hỏng.

Vật liệu dùng làm giếng trời

  • Kính cường lực: không cần phải bàn cãi về độ bền của loại kính này, kính cường lực có thể chịu được lực tác động cao và gần như không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết. Trong trường hợp bị vỡ, loại kính này sẽ thành các mảnh nhỏ và không sắc như khi kính bình thường vỡ. Điểm bất lợi của kính cường lực là khó gia công do đó phải đặt trước theo yêu cầu, sẽ khó khăn và tốn thời gian nếu muốn thay đổi kích cỡ.
Kính cường lực ở phần đỉnh giếng

Kính cường lực ở phần đỉnh giếng

  • Tấm poly đặc ruột: thông thường khi xây dựng giếng trời sẽ dùng các tấm poly trong suốt để lấy được nhiều lượng ánh sáng nhất có thể, vật liệu này sẽ đáp ứng được cả về độ bền và độ chịu lực. Ngoài ra, tấm poly cũng không quá khó khăn trong việc thi công nên rất được ưa chuộng sử dụng làm vật liệu cho giếng trời.
Tấm poly - vật liệu tối ưu hóa nhất để che chắn giếng trời

Tấm poly – vật liệu tối ưu hóa nhất để che chắn giếng trời

  • Tấm nhựa mica: có thành phần chính là nhựa acrylic cùng một số các chất phụ gia khác, điểm nổi bật của tấm nhựa mica là có thể đảm bảo được độ trong cũng như lấy được nguồn ánh sáng tự nhiên lớn. Vật liệu này cũng có thể sử dụng được trong nhiều năm tuy nhiên trong những năm cuối của thời hạn sử dụng có khả năng bị ngả vàng gây ảnh hưởng đến khả năng lấy sáng cũng như thẩm mỹ của căn nhà. Tuy nhiên, tấm mica lại có thế mạnh trong việc gia công, vì là nhựa nên khi nhiệt độ cao sẽ bị giãn nở do đó cần để chừa một khoảng phòng trường hợp các tấm nhựa này giãn ra về kích thước.
  • Mái tôn: đây là vật liệu đáp ứng về mặt giá thành rẻ, cũng như độ bền. Tuy nhiên, xét về mặt lấy sáng và thẩm mỹ thì tôn không đáp ứng được, ngoài ra nếu có mưa bão có thể gây khó chịu về tiếng ồn. 

Những lưu ý khi xây dựng giếng trời là gì

giếng trời mang lại rất nhiều lợi ích và là lựa chọn tối ưu cho nhà ở đô thị nhưng trong quá trình xây dựng vẫn cần lưu ý những điều sau:

Về mặt kỹ thuật

  • Nếu xây dựng giếng quá nhỏ sẽ không đảm bảo đủ lượng ánh sáng và khí trời cần thiết, còn nếu quá to sẽ gây ảnh hưởng tới không gian sinh hoạt do đó bộ phận kiến trúc này nên được thiết kế chiếm 10% diện tích nhà, khoảng 4-6m2.
  • Bề mặt tường ở phần thân giếng nếu làm phẳng như bình thường sẽ gây tăng độ khuếch tán của âm thanh trong nhà, do đó bề mặt tường cần được ốp gạch hoặc sơn gai,.. để có thể giảm thiểu vấn đề này.
  • Nếu phần đáy giếng là không gian sinh hoạt như phòng khách hoặc phòng bếp thì cần chú ý việc bố trí các vật trang trí ở thân giếng tránh trường hợp rơi vỡ, gây nguy hiểm cho người ngồi phía dưới.
  • Đối với những căn nhà có hệ thống cửa đảm bảo ánh sáng cũng như không khí lưu thông thì không cần thiết phải xây dựng giếng trời. Ngoài ra, công năng của giếng là lấy ánh sáng và khí trời vì thế không nên thiết kế hoặc treo đồ trang trí gây ảnh hưởng đến không gian này.
  • Ở các phần diện tích được xây dựng ở thân giếng như hành lang, cầu thang, cửa sổ cần thiết kế lan can để đảm bảo an toàn về khoảng cách cũng như các khe hở.

Xem thêm: Gạch thẻ là gì?

Về mặt phong thủy

Đối với bất kỳ công trình nào khi xây dựng cũng đều phải đáp ứng các yêu cầu về mặt phong thủy, vì thế những yêu cầu về phong thủy cũng được áp dụng khi xây dựng giếng trời. Trong phong thủy, phần kiến trúc này không chỉ cân bằng ánh sáng và không khí cho không gian mà còn giúp mang lại tài lộc, sức khỏe do đó cần lưu ý những điểm sau về phong thủy.

  • Giếng nên được đặt ở cung Trung cung là khu vực trung tâm của căn nhà, đây là vị trí hành thổ, cân bằng với những phần khác trong nhà theo nguyên tắc Hỏa thăng – Thủy giáng – Thổ bình hòa hoặc Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung. Tránh đặt ở hướng Bắc hoặc phía trước căn nhà.
Vị trí giếng trời ở trung cung

Vị trí giếng trời ở trung cung

  • Một giếng trời hợp phong thủy phải được đặt ở các cung tốt như cung Tài lộc, Thiên mạng. 
  • Đối với những căn nhà méo, không theo kích thước thông thường thì nên để giếng ở những chỗ méo là khu vực hành hỏa, tạo sự vuông vức cho không gian và đúng theo quy luật ngũ hành Hỏa sinh Thổ.
  • Nếu đáy giếng là phòng ăn thuộc khu vực Mộc có thể trang trí bằng cây cảnh hoặc hòn non bộ để Mộc và Thủy tương sinh.
  • Nếu phần thân giếng ở gần phòng ngủ cần bố trí nội thất và thiết kế nhẹ nhàng, trong sáng để thiên về tính Thủy và Mộc.

Như vậy, giếng trời là một bộ phận kiến trúc mang ý nghĩa lớn cả về sự cân bằng không khí và ánh sáng cũng như có thể tạo điểm nhấn nổi bật cho căn nhà. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn nắm rõ giếng trời là gì cũng như cách xây dựng sao cho hợp lý để có thể chủ động hơn trong quá trình thiết kế căn nhà của mình.

Rate this post
Chia sẻ
0915830299
DMCA.com Protection Status