Với sự ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 vừa qua trên khắp thế giới thì giá cà phê cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Tuy nhiên, bước sang năm 2022, dự báo giá cà phê tuần tới có khả năng tiếp tục tăng hay không. Liệu đây có thực sự là thời điểm mấu chốt để các nhà đầu tư tiếp tục rót vốn vào thị trường này hay không hãy cùng Dnlands tìm hiểu qua bài viết sau?
Dự báo giá cà phê tuần tới trên toàn cầu trong năm 2022
Căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine chưa có dấu hiệu dịu lại khiến thị trường cảm thấy đáng lo ngại do nhu cầu tiêu thụ giảm. Đồng thời chi tiêu bị thắt chặt trong ngắn hoặc trung hạn đã thúc đẩy các nhà đầu cơ chuyển đổi mục tiêu. Dự báo giá cà phê tuần tới tại đây sẽ phải chịu áp lực giảm giá do chịu sự tác động này.
Bên cạnh đó, cuộc xung đột giữa hai nước còn ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường phân bón gây thiếu hụt trầm trọng. Các vùng trồng cây cà phê tại Brazil có quy mô ngày càng mở rộng đã làm cho nhu cầu tiêu thụ phân bón từ Nga và Ukraine rất lớn. Qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất của sản phẩm.
Theo báo cáo từ Bộ Nông nghiệp Mỹ thì Việt Nam đang có lợi thế để tăng xuất khẩu cà phê sang 5 thị trường hàng đầu thế giới. Bao gồm các nước: Mỹ, Đức, Canada, Pháp và Ý, bởi tại đây đều có ưu điểm là nền kinh tế lớn phục hồi sẽ giúp thúc đẩy mức tiêu thụ cafe trở lại.
Hơn hết, xu hướng tiêu thụ cà phê hòa tan đang ngày một gia tăng giúp tăng lợi thế cho loại cafe Robusta của Việt Nam. Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương dự báo giá cà phê trên toàn cầu có xu hướng giảm trong thời gian ngắn hạn. Giới đầu tư rút vốn tìm nơi trú ẩn an toàn do lo ngại rủi ro từ chiến sự căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang.
Chính vì vậy mà cà phê 2 sàn không tránh khỏi sức ép giảm giá do nguồn cung sắp tới sẽ vô cùng dồi dào đến từ thị trường Brazil và Indonesia. Lý do là bởi 2 nước này sắp tới bước vào thu hoạch vụ mùa mới. Khi đó, sức ép của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tăng lãi suất cơ bản ngày càng tới gần.
Khi Việt Nam bước vào vụ mùa thu hoạch, nguồn cung cafe Robusta tại đây sẽ được bổ sung. Về ngắn hạn giá dự báo giá cà phê tuần tới có chiều hướng giảm và chịu áp lực rủi ro bởi giá cafe thế giới giảm trong khi nguồn cung từ phía Brazil dồi dào.
Dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2022 sẽ tiếp tục vô cùng khả quan nhờ nguồn cung dồi dào giúp tạo lợi thế cạnh tranh cũng như giá xuất khẩu duy trì ở mức cao. Trong khi đó niên vụ 2021 – 2022 sản lượng cafe thế giới giảm 8.5 triệu bao xuống còn 167,5 so với cùng kỳ năm 2020-2021.
Nguyên nhân bởi cafe Robusta tại Brazil bước vào chu kỳ năng suất thấp 2 năm một lần cũng như ảnh hưởng từ yếu tố bất lợi của thời tiết. Đồng thời, sản lượng cafe Arabica cũng giảm gần 30% trong vụ thu hoạch 2021-2022 do sự tác động bởi nhiệt độ cao và hạn hán kéo dài.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn nhận định rằng trong giai đoạn sau Covid 19, nghĩa là 2022-2025 thị trường cafe ghi nhận đà tăng trưởng 7,6% trên toàn cầu. Các yếu tố thúc đẩy như tăng lượng người tiêu thụ, đô thị hóa nhanh chóng, tăng thu nhập và tăng sở thích uống cafe hòa tan.
Chúng tôi dự đoán giá cà phê Arabica trong quý 3/2022 giao dịch trên sàn ICEUS tiếp tục tăng và vươn tới mốc 280 cent/lb. Trong khi đó giá cà phê Robusta tại Việt Nam sẽ tiếp tục giữ giá và tăng tới mức 45.000 vnđ/kg.
Tỷ lệ tồn kho cà phê diễn ra trên toàn cầu trong nửa đầu năm 2022
Tình đến tháng 5 năm 2022 tỷ lệ tồn kho của ngành cà phê đạt chuẩn trên 2 sàn so với báo cáo tuần trước. Cụ thể, Robusta đạt 101.040 tấn (tăng từ 94.770 tấn), Arabica đạt 66.498 so với 66.788 tấn.
Tại khu vực Bắc Mỹ tính vào thời điểm tháng 4/2022 tồn kho cafe vùng tiêu thụ lớn nhất thế giới do Hiệp hội Cà phê hạt Mỹ quản lý đạt 5,91 triệu bao. Tăng từ 1,5% từ 5,82 triệu bao so với cùng ngày tháng 3 và tăng đến 2,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong khi đó, tại đất nước Peru sản lượng cà phê tăng ước tính 4 triệu bao trong niên vụ 2022-2023, tăng khoảng 2,2% so với cùng kỳ năm 2021. Tương tự như vậy, Brazil – một đất nước đứng đầu trong lĩnh vực cafe cũng đã tăng 12% so với năm trước, đạt 53,4 triệu bao.
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã đẩy đất nước này thiếu hụt cafe khi bị các nước phương Tây cấm vận. Điều đó khiến các nhà kinh doanh cà phê tại Nga bắt buộc phải chuyển hàng đi nơi khác. Ở một diễn biến khác, Việt Nam dự kiến tái canh 107.000 ha cafe.
Đây là kế hoạch phát triển bền vững đến năm 2025 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Dự kiến năng suất bình quân sẽ tăng lên đáng kể đạt mức 3.5 tấn/ha và thu nhập của người nông dân tăng từ 1,5 – 2 lần.
Các yếu tố ảnh hưởng đến dự báo giá cà phê tuần tới
Trong năm 2022 sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ của thế giới không như những gì mà chuyên gia kỳ vọng. Nguyên nhân chủ yếu đến từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã đưa nhiều đất nước trên thế giới rơi vào vòng xoáy khủng hoảng kinh tế khi đang tìm cách khống chế lạm phát phi mã từ đại dịch Covid 19.
Theo đó, kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng lạm phát mạnh mẽ và định trệ khiến các ngân hàng rơi vào tình thế khó khăn. Bởi vừa phải kiểm soát tốt vấn đề này vừa phải thúc đẩy tăng trưởng. Một cuộc thăm dò trong giới chuyên gia kinh tế vừa qua cho biết, nhiều khả năng đến cuối năm 2022 lãi suất điều trần sẽ đạt đến 2.50-2.75%.
Điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tiêu thụ và sản xuất cafe trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Một số yếu tố gây chi phối hoạt động giao dịch cũng như giá thành cafe trong thời điểm sắp tới mà giới đầu tư nên nhìn thấy trước để vào tiền hợp lý. Bao gồm:
Ảnh hưởng từ đồng USD
Đầu tiên phải nói đến chính là phiên họp của Fed quyết định tăng lãi suất điều hành đồng đô la Mỹ đã gây ảnh hưởng tâm lý thị trường trực tiếp và lớn nhất đối với ngành cafe trong tuần này. Trên thực tế, giới kinh doanh tài chính dựa vào yếu tố đó để áp dụng vào giá từ mấy tháng nay.
Chính vì vậy đã gây ra rất nhiều hạn chế cho sức ‘’bung lụa’’ của giá cà phê trên hai sàn phái sinh ngay từ đầu năm 2022. Nếu để ý kỹ các nhà đầu tư có thể thấy được điều này ngay ở trong tháng 4 đầu năm của 2 sàn.
Ảnh hưởng từ chuỗi cung ứng
Về giao thương, việc Thượng Hải, Trung Quốc áp dụng biện pháp phong tỏa dịch Covid 19 đến nay khiến cho 15% số tàu neo đậu ngoài khơi chưa thể cập bến để dỡ hàng. Đây chính là yếu tố đáng lo ngại gây ảnh hưởng cho chuỗi cung ứng hàng hóa, trong đó có cà phê đang là ví dụ điển hình.
Ảnh hưởng từ chiến sự giữa Nga – Ukraine
Ở phía bên kia thế giới, các cảng biển ở châu Âu còn cho thấy một tình hình thảm hại hơn rất nhiều do cuộc chiến tranh giữa Nga – Ukraine. Theo đó, một chỉ báo lượng hóa tình hình đứt gãy chuỗi cung ứng mang tên Sea Explorer do một công ty có trụ sở tại Thụy Sỹ ra đời.
Theo đó, ước tính vào cuối tháng 2 có khoảng 17 triệu container phải nằm chờ dài. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, cụ thể là đầu tháng 5 con số này có phần giảm bớt xuống còn 6 triệu thùng và đến tuần kết thúc của tháng con số này dự kiến sẽ tăng lên lại thành 7.5 triệu container.
Kết luận
Nhìn chung dự báo giá cà phê tuần tới có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ nhưng chưa đủ khả quan bởi rất nhiều yếu tố khác gây ảnh hưởng. Chính vì vậy, các nhà đầu tư cần phải hết sức cẩn thận với những đồn đoán mà giới đầu cơ tung tin nhằm kinh doanh kiếm lời trên sàn ‘’hàng giấy’’.