DNLANDS

Sàn OTC là gì? Phân tích đặc điểm của thị trường OTC hiện nay

Dnlands Admin 22.08.2022

Bên cạnh những sàn giao dịch tập trung, sàn OTC là một trong những địa điểm giao dịch khác thu hút nguồn nhà đầu tư yêu thích sự mạo hiểm. OTC có từ khá lâu và đã có mặt trên nhiều quốc gia. Vậy OTC là gì? Đặc điểm của thị trường OTC như thế nào? So sánh sàn OTC và các sàn chứng khoán tập trung khác nhau ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc dành cho khách hàng.

sàn otc việt nam

OTC là gì?

OTC viết tắt của cụm từ Over The Counter Marketing – Thị trường mua bán chứng khoán mà không thông qua các sàn giao dịch tập trung như HOSE, Upcom… OTC được hoạt động dựa trên nguyên tắc tự thoả thuận về mức giá, số lượng giữa hai bên mua và bán. Mỗi bên sẽ tương tác với nhau qua nền tảng trung gian là website hoặc qua các diễn đàn.

Hiện tại, theo nghiên cứu và phân tích, thị trường OTC mang lại nguồn lợi nhuận cao. Điều này đồng nghĩa với việc mang lại nhiều rủi ro tiềm ẩn.

OTC là gì?

OTC – Thị trường mua bán chứng khoán mà không thông qua các sàn giao dịch tập trung như HOSE, Upcom…

Đặc điểm của thị trường OTC

Phân loại

Hiện nay, thị trường chứng khoán giao dịch OTC bao gồm 2 loại rõ ràng và rành mạch như sau:

  • Chiếm phần lớn là các nguồn chứng khoán chưa đủ điều kiện để niêm yết ở Sở giao dịch, tuy nhiên có thể đáp ứng nhu cầu, điều kiện về thanh khoản, yêu cầu tài chính tối thiểu ở thị trường OTC. Trong đó, chủ yếu đều là những nguồn chứng khoán từ các công ty nhỏ và vừa, công ty có tiềm năng và công ty chuyên về công nghệ. 
  • Loại chứng khoán đã được niêm yết ở Sở giao dịch chứng khoán. Điều này kéo theo, nguồn chứng khoán niêm yết và giao dịch ở sàn OTC khá đa dạng, mức độ rủi ro cao hơn so với các hình thức chứng khoán đã niêm yết ở Sở giao dịch chứng khoán.

Hình thức tổ chức thị trường

Thị trường OTC tổ chức theo hình thức phi tập trung, chưa có một địa điểm giao dịch nào mang tính tập trung giữa bên bán và mua. Thị trường diễn ra ở những địa điểm giao dịch của ngân hàng, công ty và địa điểm thuận lợi cho quá trình giao dịch giữa bên bán – bên mua. 

Mỗi thị trường OTC ở từng quốc gia sở hữu đặc thù riêng, phù hợp với từng điều kiện, đặc thù. Mặc dù hệ thống OTC ở thế giới chủ yếu xây dựng theo mô hình NASDAQ của Mỹ. Cho nên, khi khái quát có thể tổng hợp một số đặc điểm chung của thị trường ở các nước khác nhau. 

sàn otc

Hình thức tổ chức thị trường theo hình thức phi tập trung

Đối tượng tham gia

Hiện nay, thị trường OTC có sự tham gia của những công ty giao dịch hay còn gọi là bên môi giới. Những công ty hoạt động dựa theo hai hình thức:

  • Thứ nhất là mua bán chứng khoán bằng vốn của công ty – đây là hoạt động giao dịch.
  • Thứ hai là làm bên môi giới đại lý chứng khoán để hưởng nguồn lợi hoa hồng – Hoạt động môi giới.

Khác với Sở giao dịch chứng khoán, mỗi người có thể tạo ra thị trương chứng khoán riêng đó là những chuyên gia chứng khoán, thị trường có sự tham gia nhiệt tình và vận hành của nhà tạo lập thị trường cho loại chứng khoán nhất định mà khồn qua bên môi giới hoặc tự doanh. 

Bạn có thể tìm hiểu thêm về: FOMC là gì?

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ tối quan trọng của những nhà tạo lập thị trường là có thể tạo tính thanh khoản dành cho thị trường để nắm rõ lượng chứng khoán sẵn sàng cho giao dịch mua bán. Đồng thời để tạo ra thị trường cho chứng khoán, mỗi công ty giao dịch có mức giá cao nhất sẽ sẵn sàng mua với giá chào bán hoặc giá bán lẻ – giá niêm yết ở nhà tạo ra thị trường. Họ sẽ có cơ hội hưởng phần trăm chênh lệch qua quá trình mua bán chứng khoán.

Hệ thống nhà tạo lập thị trường là động lực để thị trường OTC phát triển. Để tham gia thị trường, công ty môi giới nên đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý (Uỷ ban chứng khoán, Sở giao dịch cùng Hiệp hội nhà kinh doanh) sẽ có trách nhiệm cần tuân thủ chuẩn mực tài chính, kỹ thuật và đạo đức hành nghề. Đây là thị trường mà sử dụng hệ thống mạng máy tín điện tử phủ kín tất cả mọi đối tượng tham gia.

Cho nên, thị trường OTC còn gọi là thị trường mạng hoặc thị trường báo giá điện tử. 

Cơ chế lập giá

Hiện nay, cơ chế lập giá của thị trường OTC dựa theo phương thức chủ yếu là thương lượng và thoả thuận song phương, trao đổi giữa hai bên bán và bên mua, khác hẳn vớ cơ chế đấu giá tập trung ở Sở giao dịch chứng khoán. 

Đồng thời, hình thức khớp lệnh ở thị trường này kém phổ biến, chỉ được áp dụng với những lệnh nhỏ. Mức giá chứng khoán hình thành thông qua thương lượng và sự thoả thuận song phương riêng nên tồn tại sự phụ thuộc vào từng nhà kinh doanh đối tác ở trong giao dịch.

Tuy nhiên, cùng sự tham gia của nhiều nhà tạo ra thị trường, cơ chế báo giá tập trung thông qua mạng máy tính điện tử kéo theo sự cạnh tranh cao về giá cả giữa những hoạt động kinh doanh chứng khoán. Cho nên, khoảng cách sự chênh lệch giữa phần giá có thể được thu hẹp bởi sự cạnh tranh giữa từng nhà tạo lập thị trường, nhà đầu tư chỉ lựa chọn mức giá tốt nhất.

sàn otc là gì

Cơ chế lập giá của thị trường OTC dựa theo phương thức chủ yếu là thương lượng và thoả thuận song phương

Cơ chế thanh toán trên thị trường OTC

Cơ chế thanh toán ở thị trường OTC khá linh hoạt và đa dạng. Phần nhiều những giao dịch mua bán được thực hiện thông qua cơ sở thương lượng và thoả thuận dựa trên phương thức thanh toán giữa người bán và người mua.

Khác hẳn với phương thức thanh toán bù trừ như các thị trường tập trung khác, thời hạn thanh toán OTC không cố định và thống nhất. Có thể là T + 0, T + 1, T + 2, T + x vtheo cơ chế của từng thị trường.

Ưu, nhược điểm của OTC là gì?

Ưu điểm của OTC là gì?

Thị trường OTC có thể hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi, xuyên suốt trong 24.7 thời gian trong tuần. Nếu sàn giao dịch tập trung “nghỉ ngơi” vào cuối tuần thì ngược lại thị trường OTC sẽ vô cùng sôi nổi. Hay có thể nói, thị trường OTC mang tính chất linh hoạt. 

OTC cho phép mỗi nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu từ những công ty đã, chưa niêm yết mức giá trên sàn giao dịch chứng khoán. Trong khi mọi thị trường giao dịch tập trung cho phép sự mua cổ phiếu từ các công ty niêm yết. 

Mọi giao dịch thực hiện nhanh chóng qua quy trình, thủ tục vô cùng đơn giản kết hợp cùng chính sách “tự thoả thuận”.

Nhược điểm của OTC là gì?

Để quá trình giao dịch diễn ra trơn tru nhất, chúng ta cần hỗ trợ từ bên trung gian thứ ba. Bên thứ ba có tác dụng hình thành một sân chơi chung dành cho mọi nhà đầu tư và sẽ tính phí khi quá trình thành công. Bình thường, mức phí trên sẽ bị cao hơn so với các sàn giao dịch tập trung khác.

So sánh sàn OTC và sàn chứng khoán tập trung

Sàn OTCSàn chứng khoán tập trung
Sàn OTC chịu sự chi phối, giám sát bởi Luật chứng khoán Việt NamSàn chứng khoán tập trung chịu sự chi phối, giám sát bởi Luật chứng khoán Việt Nam
Giao dịch thông qua hình thức nền tảng sốGiao dịch trực tiếp tại sàn giao dịch
Được phép thương lượng, trao đổi trực tiếp về giáMức giá đã được niêm yết sẵn ở sàn
Mức giá tham khảo ở thị trường trên từng sànMọi sàn chứng khoán sẽ cùng có mức giá ở một thời điểm
Độ rủi ro khá caoĐộ rủi ro khá thấp
Được quản lý bởi trung tâm lưu ký chứng khoán và các công ty phát hành cổ phiểu Quản lý bởi sở giao dịch
Hình thức thanh toán linh hoạt và đa dạngT+2 (Tiền) hoặc T+3 (Chứng khoản) về tài khoản
sàn otc và upcom

So sánh sàn OTC và sàn chứng khoán tập trung

Tóm lại, trên đây là tất cả những thông tin bài viết muốn chia sẻ với bạn đọc về sàn OTC là gì? Ưu, nhược điểm cũng như so sánh sàn OTC với các sàn chứng khoán khác. Chúc các traders có nhiều trải nghiệm thú vị trên sàn giao dịch mới OTC.

Rate this post
Chia sẻ
0915830299
DMCA.com Protection Status