DNLANDS

Tìm hiểu về mô hình Cốc Tay Cầm, thành phần và cách thức giao dịch với mô hình

Dnlands Admin 24.08.2022

Mô hình cốc tay cầm – mô hình Cup and Handle đã quá quen thuộc trong quá trình dự báo điểm đột phá ở đồ thị giá – nơi giá cổ phiếu tăng nhiều lần. Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn những chia sẻ về mô hình cốc tay cầm để không bị lỡ bất cứ cơ hội giao dịch nào xuất hiện.

Mô hình CỐC TAY CẦM (Cup and Handle) là gì? 

Mô hình cốc tay cầm – tên Tiếng Anh là Cup and Handle là một dạng mô hình dạng biểu đồ, tựa như cốc có tay cầm để báo hiệu cổ phiếu sắp tăng giá mạnh mẽ trên thị trường. Mỗi nhà đầu tư sử dụng mô hình này để nắm bắt cơ hội qua các đợt bùng nổ tăng giá cổ phiếu.

Mô hình cốc tay cầm là gì?

Mô hình cốc tay cầm là một dạng mô hình dạng biểu đồ, tựa như cốc có tay cầm để báo hiệu cổ phiếu sắp tăng giá mạnh mẽ trên thị trường.

Các thành phần của mô hình cup and handle 

Như cái tên của nó, người nghe cũng phần nào hình dung mô hình Cup and Handle  có hai phần là phần cốc dạng hình vòng cung hoặc chữ U, được tạo thành ở khoảng thời gian 6 tháng. Hai phần miệng cốc bằng nhau hoặc hơi lệch. Thứ hai là tay cầm có thời gian hình thành ngắn hơn. Cụ thể các phần như sau:

1. Phần cốc (Cup)

  • Hình thành qua xu hướng tăng tối thiểu đạt 30%. Giai đoạn này là sự khởi đầu hoàn hảo cho mọi sự đột phá khi tay cầm đã xác nhận hoàn thành.
  • Ban đầu thị trường ở xu hướng tăng cao rồi giảm dần khiến hình thành phần thân cốc bên trái.
  • Thời gian sau, mức giá di chuyển tới đáy cốc và bắt đầu đi lên để hoàn thiện phần thân bên phải của cốc.

Theo người “cha đẻ” của mô hình, ông William J.O’Neil nói rằng thời gian để hoàn thiện thân cốc từ 3 – 6 tháng. Ngoài ra, độ cao từ phần miệng cốc tới đáy cốc từ 12 – 15% và đạt 33% ở phần miệng cốc.

Đồng thời, khi nối 2 đỉnh cốc sẽ tạo đường kháng cự. 2 đỉnh cốc có thể không bằng nhau, phần đỉnh trái thấp hơn, vì vậy đường kháng cự hơi lệch lên trên.

2. Phần tay cầm (Handle)

  • Khi phần Cup được hoàn thiện, thị trường sẽ tung ra đợt giảm giá nhẹ với độ sâu bằng ⅓ chiều cao của cốc. Tuy nhiên, độ sâu không vượt quá ½ độ sâu của cốc.
  • Khi tích lũy 1 – 4 tuần, mức giá điều chỉnh tạo thành hình tay cầm sẽ hoàn chỉnh. Khi giá tăng để break out khỏi tay cầm thì đó là lúc mô hình cốc và tay cầm đã được xác minh.
Tìm hiểu về mô hình Cốc Tay Cầm- Các thành phần của mô hình cup and handle

Các thành phần của mô hình cup and handle

Đặc điểm nhận dạng mô hình cốc tay cầm

Đây là mô hình ít xuất hiện nhưng khi xuất hiện mang tới nguồn lợi nhuận cao cho nhà đầu tư. Vì vậy, phát hiện mô hình càng sớm sẽ giúp tạo ra nguồn lợi cho nhà đầu tư. Sau đây là một số đặc điểm nhận dạng của mô hình:

  • Mô hình dạng cốc và tay cầm. Ở một số trường hợp, phần tay cầm không hình thành bởi giá tăng cao. Điều này chứng tỏ tỷ lệ thành công thấp.
  • Mô hình xuất hiện ở cuối xu hướng tăng, nhưng vị trí hình thành mô hình không quan trọng.
  • Đáy cốc hình vòm cung chữ U, thể hiện độ tin cậy hơn chữ V.
  • Độ sâu tay cầm dưới 50% độ sâu thân cốc.

Cách giao dịch với mô hình cốc tay cầm

Phương thức giao dịch với mô hình cốc tay cầm này khá đơn giản bởi nó chỉ cần xác định rõ thời điểm vào lệnh Buy. Điều này đã giải quyết tối thiểu 80% vấn đề.

Sau đây là 2 cách thực hiện để vào lệnh Buy:

  • Cách 1: Ở lệnh tại điểm đáy của tay cầm – đây là cách giao dịch khá phổ biến. Đồng thời vị trí lý tưởng nhất để cài lệnh Buy là điểm cách đỉnh ⅓ chiều cao mô hình.
  • Cách 2: Khi vào lệnh mà giá breakout ra khỏi vùng tay cầm. Lúc này giá tăng mạnh, bạn sẽ khó chốt lời (take profit). Đây là phương án an toàn và đem tới nguồn lợi ổn cho traders.

Tiếp theo, bạn cần đặt lệnh Stop loss ở vị trí dưới đáy tay cầm. Mặc dù theo lý thuyết, cắt lỗ là khả năng xảy ra rủi ro cao nhưng bạn vẫn nên đặt Stop loss ở mức giá đóng cửa khi có volume cao.

Tìm hiểu về mô hình Cốc Tay Cầm- Cách giao dịch với mô hình cốc tay cầm

Cách giao dịch với mô hình cốc tay cầm

Ý nghĩa đằng sau mô hình CỐC TAY CẦM

Nhìn vào mô hình Cốc Tay Cầm, mỗi nhà đầu tư nhận định dễ dàng xu hướng diễn biến giá thị trường cũng như xu hướng giá diễn ra tiếp theo:

  • Thị trường chứng khoán sau giai đoạn tăng mức cổ phiếu, sẽ có đợt điều chỉnh giảm 20 – 35% so với mức cũ.
  • Thời gian hình thành cốc từ 8 – 12 tuần phụ thuộc vào điều kiện thị trường chung.
  • Khi cổ phiếu tăng giá, nó bị chịu áp lực bán ra bởi các người đã mua hoặc gần đỉnh trước đó. Áp lực khiến giá cổ phiếu đi ngang hoặc giảm từ 4 ngày – 3 tuần. Đây là giai đoạn hình thành tay cầm. 

Thời điểm mua cổ phiếu là khi mức giá tăng vọt tay cầm với mức tăng khối lượng. Tay cầm nói chung sẽ thấp hơn 5 – 15% so với điểm cao cũ. Tay cầm bị điều chỉnh sâu là mô hình lỗi và không có hiệu quả cao.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về RSI là gì?

Cách nhận diện mô hình CỐC TAY CẦM chuẩn, đẹp

Sau đây là cách nhận diện một mô hình Cốc Tay Cầm chuẩn và đẹp đáp ứng tiêu chí sau:

  • Độ sâu cốc so với mức trend giá tăng 20 – 35%, trong nhiều trường hợp tới 40 – 50%. Nhưng so với mô hình cốc càng sau, tỷ lệ thất bại càng cao.
  • Phần cốc hình chữ U sẽ uy tín hơn chữ V. Điều này cho thấy mức giá điều chỉnh và giờ hồi phục, loại bỏ phần nào những nhà đầu tư tự yếu ớt và chỉ có nhà đầu tư mạnh.
  • Cốc có tay cầm dài ít nhất 7 tuần. Nếu không có tay cầm thì từ 6 tuần trở lên. Tay cầm hình thành tối thiểu 5 ngày.
  • Tay cầm có hình dạng giống cái nêm, hướng dốc xuống và mức giảm dao động 8 – 12%. 
  • Tay cầm hình dạng cái nêm, nhưng dốc lên trên là mô hình xấu. Nó tồn tại yếu điểm cho nhà đầu tư. Điều này khó tăng trở lại trong tương lai. Cái nêm sẽ hướng lên trên hoặc xuất hiện ở dưới cổ phiếu bị lãng quên hoặc cổ phiếu dẫn thị trường.

Mô hình CỐC TAY CẦM Ngược là gì?

Hiện nay, mô hình Cốc tay cầm ngược là biến thể của mô hình Cốc tay cầm. Đó là mô hình thể hiện xu hướng đi lên và đi xuống.

  • Ban đầu, mức cổ phiếu sẽ đi lên tới đỉnh. Nhiều nhà đầu tư sẽ khó chốt lời nên bán ra dần làm giá di chuyển theo chiều hướng đi xuống, hình thành mái vòm chữ N.
  • Khi giá giảm xuống tới miệng cốc, lực bán giảm dần. Nhà đầu tư cho rằng đó là thời gian tốt để có thể gom cổ phiếu, nên mua vào mức giá tăng lên tạo thành phần tay cầm.
  • Lượng mua thấp, không đẩy được giá cao lên làm nhiều nhà đầu tư từ bỏ. Khi mà áp lực bán tăng sẽ đẩy giá vượt khỏi mức khu vực đáy của đỉnh bên phải cốc. Lúc này sẽ xả gấp bởi giá cổ phiếu giảm trong thời gian dài hạn.
Tìm hiểu về mô hình Cốc Tay Cầm- Mô hình CỐC TAY CẦM Ngược là gì?

Mô hình Cốc tay cầm ngược là biến thể của mô hình Cốc tay cầm

Hạn chế của mô hình CỐC TAY CẦM

  • Hạn chế lớn của mô hình là thời gian hình thành lâu, ít nhất vài tháng tới 1 năm. Tuy nhiên chỉ cần sau vài tháng đã có biểu đồ cốc nhưng nó khá mơ hồ cho nhà đầu tư.
  • Tiêu chuẩn về cốc tay cầm đẹp, chuẩn dễ hiểu, nhưng thực tế khó để tìm ra một mô hình chuẩn chỉnh, hoàn hảo và không bị méo chỗ nào.
  • Mô hình nên kết hợp với những chỉ báo kỹ thuật khác để mang lại sự đột phá về độ chính xác.

Tóm lại, qua bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu với bạn đọc về mô hình Cốc Tay Cầm – Cup and Handle. Đây là mô hình hay gặp trên thị trường nhưng đổi lại nó khá có nhiều biến thể để nhận dạng. Chúc bạn luôn thành công với những quyết định tối ưu nhất!

Rate this post
Chia sẻ
0915830299
DMCA.com Protection Status