DNLANDS

Đất xen kẹt là gì? Có làm được sổ đỏ không?

Dnlands Admin 30.08.2022

Đất xen kẹt là một loại đất không nằm trong 3 nhóm đất cũng như được pháp luật quy định cụ thể, do đó nhiều người vẫn chưa thể nắm rõ thông tin về loại đất này. Hãy cùng Dnlands xem bài viết dưới đây tìm hiểu đất xen kẹt là gì? Và hoạt động pháp lý xung quanh việc sử dụng loại đất này.

đất xen kẹt có làm được sổ đỏ không

Đất xen kẹt là gì?

Đất xen kẹt được hiểu là đất nông nghiệp, đất vườn nằm ở các khu dân cư hoặc đất còn dư sau khi quy hoạch. Trên thực tế, loại đất này không được pháp luật quy định cụ thể, do đó cũng không có sổ đỏ và thường được chuyển nhượng thông qua giấy tờ viết tay. 

Cụm từ đất xen kẹt xuất phát từ cách gọi của người dân bởi đặc điểm của nó là nằm xen kẹt trong khu dân cư, thường có diện tích khá nhỏ. Ngày càng xuất hiện nhiều khu đô thị và các dự án hạ tầng giao thông nên diện tích đất canh tác bị thu hồi, đất ruộng bị chia cắt nên tạo ra các khu đất xen kẹt.

Đất xen kẹt là gì?

Đất xen kẹt là gì?

Có thể làm sổ đỏ cho đất xen kẹt không?

Điều kiện đáp ứng:

  • Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ cần thiết theo quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 nhưng đất đã ổn định trong quá trình sử dụng từ trước ngày 1 tháng 7 năm 2004.
  • Đất không có những vi phạm pháp luật về đất đai.
  • Được UBND cấp xã xác minh không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, chi tiết xây dựng đô thị và xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với các khu vực đã quy hoạch.

Các bước thủ tục

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:

  • Đơn đăng ký và cấp giấy chứng nhận theo mẫu số 04a/ĐK
  • Chứng từ, giấy tờ về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính; liên quan đến miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
  • Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 100 Luật đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (nếu có).

Ngoài ra, trong một số trường hợp cần giấy xác nhận của UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) xác định thửa đất tại địa phương phù hợp quy hoạch, sử dụng ổn định, không có tranh chấp.

Bước 2: Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ, hãy nộp lên cho các cơ quan có thẩm quyền.

Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu cấp sổ đỏ có thể nộp hồ sơ tại UBND địa phương cấp xã, phường nếu có nhu cầu.

Cách 2: Trong trường hợp không nộp tại UBND cấp xã

  • Đối với địa phương đã thành lập bộ phận một cửa thì có thể nộp hồ sơ tại bộ phận này (có thể theo cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc trực thuộc trung ương).
  • Nếu chưa có bộ phận một cửa, có thể nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết

  • Đây là giai đoạn thuộc nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền sẽ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.
  • Đối với người có nhu cầu cấp sổ đỏ cần nộp đầy đủ các khoản phí (tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí cấp Giấy chứng nhận…). Khi nhận được thông báo thì nộp theo đúng số tiền, thời hạn và giữ lại biên lai, chứng từ để xuất trình khi nhận Giấy chứng nhận.

Xem thêm: Đất BHK là gì?

Bước 4: Cuối cùng sau khi giải quyết hồ sơ các cơ quan có thẩm quyền sẽ trả kết quả

  • Thời gian giải quyết: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; trong vòng 40 ngày đối với các khu vực như: xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, nơi có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
  • Theo quy định của pháp luật sẽ không tính thời gian ngày nghỉ và nghỉ lễ; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; và không tính thời gian xem xét xử lý đối tượng sử dụng đất vi phạm pháp luật, thêm thời gian trong việc trưng cầu giám định.

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất xen kẹt như thế nào?

Điều kiện xin chuyển đổi

  • Hộ gia đình hoặc cá nhân xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất xen kẹt từ trước đến thời điểm hiện tại cần chấp hành đúng các quy định về pháp luật đất đai của địa phương.
  • Có văn bản cam kết bàn giao diện tích nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình công cộng, đê, kênh mương, di tích lịch sử văn hóa, công trình an ninh quốc gia, thoát lũ..  cho các tổ chức quản lý chuyên ngành có thẩm quyền.
  • Bàn giao cho UBND xã phường, thị trấn diện tích nằm trong phạm vi chỉ giới mở đường quy hoạch, lối đi chung; nộp nghĩa vụ tài chính khi được phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Đất xen kẹt là gì?

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất xen kẹt

Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất (theo mẫu cho sẵn)
  • Nếu chuyển sang đất làm mặt bằng sản xuất hoặc kinh doanh thì cần có phương án kinh doanh cụ thể.
  • Trường hợp xây nhà ở với mục đích kinh doanh cần phải thực hiện theo quy định của Luật Kinh doanh Bất động sản.
  • Bản sao giấy chứng nhận hoặc giấy tờ quyền sử dụng diện tích đất cần chuyển đổi (nếu có)
  • Bản sao hộ khẩu thường trú và chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người xin chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Văn bản cam kết bàn giao diện tích nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình công cộng cho tổ chức quản lý chuyên môn.

Đất xen kẹt có xây nhà được không?

Điều 143, 144 của Luật Nhà ở 2013 quy định chỉ có thể xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống khác trên đất nông thôn và đất đô thị. Do vậy, nếu phần đất xen kẹt được xác định là đất ở thì hoàn toàn có thể xây dựng nhà ở trên đất này. Trong trường hợp đất xen kẹt không phải đất ở thì cần phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất được nêu ở phần trên.

Nếu đất xen kẹt ở khu vực đô thị, sau khi chuyển đổi được mục đích sử dụng đất thì cần xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ từ cơ quan có thẩm quyền.

đất xen kẹt hà nội

Có nên đầu tư vào đất xen kẹt không?

Trước khi cân nhắc có nên mua đất xen kẹt hay không cần xem xét ưu điểm và mặt hạn chế của loại đất này:

Ưu điểm: 

  • Đất xen kẹt có giá thành rẻ hơn các loại đất khác như đất thổ cư
  • Ngoài ra đất này nằm xen kẽ trong các khu dân cư, do đó dịch vụ tiện ích được đáp ứng khá đầy đủ.
  • Đất xen kẹt có khả năng được chuyển đổi mục đích sử dụng vậy nên có thể xây nhà ở hay các công trình khác trên loại đất này.
  • Loại đất này không có sổ đỏ, nên trong quá trình giao dịch mua bán sẽ bớt rườm rà về mặt thủ tục, nhanh hơn so với mua các loại đất khác.

Hạn chế: 

  • Đất xen kẹt có thể sẽ không có vị trí thuận lợi, bởi về bản chất đất này nằm xen kẽ giữa các loại đất khác, nếu tệ hơn có khả năng sẽ bị che chắn về mặt tầm nhìn. 
  • Mặc dù, loại đất này có thể chuyển đổi mục đích sử dụng tuy nhiên quá trình chuyển đổi này khá phức tạp và phải đáp ứng nhiều điều kiện kèm theo đó là chi phí cũng khá lớn. 

Như vậy, đất xen kẹt là đất có vị trí trong các khu dân cư và có thể sử dụng làm đất ở, kèm theo ưu thế về giá nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều rủi ro. Hy vọng, bài viết này đã giúp ích cho các bạn trong việc nắm rõ đất xen kẹt là gì và những hoạt động pháp lý liên quan để có thể có quyết định sáng suốt trong quá trình đầu tư bất động sản.

Rate this post
Chia sẻ
0915830299
DMCA.com Protection Status