Tất tần tật về đất rừng sản xuất

Đối với một đất nước có đồi núi chiếm ¾ diện tích như Việt Nam thì vấn đề về rừng và đất rừng cần quan tâm hơn bao giờ hết. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ đất rừng sản xuất là gì? Có nên đầu tư  không? Vì vậy hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

đất rừng sản xuất là gì

Đất rừng sản xuất là gì?

Trong 3 nhóm đất chính được pháp luật quy định là: Nhóm đất nông nghiệp, Nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng thì đất rừng sản xuất thuộc nhóm đất nông nghiệp.

Mục đích sử dụng  là sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản, ngoài ra đất rừng sản xuất còn mang ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo vệ rừng.

Được chia thành 2 loại:

  • Đất rừng sản xuất của rừng tự nhiên: rừng tự nhiên hoặc rừng được tái sinh tự nhiên.
  • Đất rừng sản xuất của rừng trồng: rừng được trồng bằng vốn nhà nước hoặc ngân sách của chủ đầu tư.

Mục đích sử dụng của đất rừng sản xuất

Mục đích sử dụng của đất rừng sản xuất bao gồm: sản xuất, kinh doanh gỗ hoặc các lâm sản, đặc sản của rừng, động vật và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.

Tùy theo nhu cầu sử dụng hoặc quy định của nhà nước mà có thể được chuyển đổi mục đích sử dụng.

Đất rừng sản xuất

Quy định của nhà nước về đất rừng sản xuất

Nhà nước đã có những quy định về chế độ sử dụng đất rừng sản xuất như sau:

Đối với rừng tự nhiên:

Theo quy định tại Khoản 33 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì đất rừng sản xuất được giao cho các tổ chức quản lý là rừng tự nhiên để quản lý, bảo vệ và phát triển.

Đối với cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư đang sinh sống tại khu vực rừng sản xuất là rừng tự nhiên nơi chưa có tổ chức quản lý rừng mà có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng thì được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên không thu tiền sử dụng đất để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp khai thác các lợi ích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Đối với rừng trồng:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 135 Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định sau đây:

  • Đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định giao đất là không quá 30 hecta để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất;
  • Đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng;
  • Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất trong các trường hợp trên thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.

đất rừng sản xuất có được chuyển nhượng không

Được trồng cây gì trên đất rừng sản xuất?

Đây là đất dùng để sản xuất các cây lấy gỗ, lâm sản, đặc sản rừng, động vật rừng, kết hợp xây rừng phòng hộ. 

Đất rừng sản xuất mà chưa được quản lý thì sẽ có thể giao cho các hộ gia đình đang sinh sống tại khu vực rừng và có nhu cầu, khả năng bảo vệ phát triển rừng, việc giao đất này hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra, còn có quy định giao đất hoặc cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về: Đất xen kẹt là gì?

Dù chưa có quy định cụ thể về những cây trồng cho phép trồng trên đất rừng sản xuất nhưng theo luật thì đất rừng sản xuất và đất trồng cây ăn quả là hai loại đất khác nhau và không có cùng mục đích sử dụng. Do đó, không thể trồng các loại cây khác, nếu bạn có nhu cầu trồng các loại cây khác, bắt buộc phải xin chuyển đổi mục đích sử dụng tới các cơ quan có thẩm quyền để được xử lý.

Có nên mua đất rừng sản xuất không?

Qua những thông tin bên trên có thể xác định được việc có nên đầu tư vào đất rừng sản xuất hay không.

Trước khi giao dịch mua bán đất rừng sản xuất bạn cần xem xét những điều dưới đây:

Thứ nhất và là điều quan trọng nhất, bạn cần xem xét đất cần mua có đang vướng vào tranh chấp pháp lý hoặc hết thời gian sử dụng hay chưa,… để tránh những rắc rối về việc chuyển nhượng quyền sử dụng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng.

Thứ hai, tìm hiểu và cân nhắc đầu tư khi mức giá còn thấp, hiện nay đất rừng sản xuất có giá dao động từ 1-30.000 đồng/ m2, không nên mua đất khi giá lên quá cao.

Tiếp theo là tiềm năng phát triển của đất rừng sản xuất ở mức tốt khi mà nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ rừng có xu hướng tăng. Ngoài ra, so với các loại đất khác thì đất rừng sản xuất có giá trị đầu tư thấp nhưng lại có hiệu quả ổn định hơn, phù hợp để đầu tư lâu dài. Hơn hết khi đầu tư vào đây, sẽ đóng góp những lợi ích về mặt kinh tế – xã hội bằng việc trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, đem lại việc làm cho người dân địa phương, cũng có thể xây dựng các khu nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái góp phần bảo vệ môi trường. 

Cuối cùng, việc đầu tư đất rừng sản xuất ở thời điểm hiện tại thực sự phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước trong việc phát triển ngành Lâm nghiệp.

Như vậy, việc đầu tư vào đất rừng sản xuất là sáng suốt bởi không chỉ có giá trị đầu tư thấp mà lại có tiềm năng phát triển lâu dài, hơn hết là được hỗ trợ phát triển từ các chính sách của nhà nước.

Có nên mua đất rừng sản xuất không?
Tiềm năng phát triển của đất rừng sản xuất

Thủ tục mua bán đất rừng sản xuất

Theo quy định, việc mua bán hay chuyển nhượng cần phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai có thẩm quyền. 

Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục mua bán bao gồm:

  • Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định. Có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất. 
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản gốc
  • Giấy tờ chứng minh đất không có tranh chấp
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất phải được công chứng, chứng nhận. 
  • Các loại giấy tờ khác như như: Chứng minh thư nhân dân, sổ Hộ khẩu

Sau khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được ký kết, hai bên cần phải hoàn thành thủ tục công chứng theo quy định. Sau đó, bên nhận chuyển nhượng sẽ làm công việc sau:

  • Nộp hồ sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất theo Điều 95 Luật đất đai 2013. 
  • Sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài Nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có đất.

Như vậy, đất rừng sản xuất đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển và bảo vệ tài nguyên rừng, hơn nữa việc đầu tư loại đất này hiện nay cũng có rất nhiều thuận lợi về lâu dài. Hy vọng bài viết đã giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu đầu tư bất động sản hoặc cho các mục đích sử dụng khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *