DNLANDS

Chỉ số USD index là gì và sức ảnh hưởng của USD index đến thị trường đầu tư

Dnlands Admin 24.08.2022

Chỉ số USD index là gì? Đô La Mỹ (USD) là đồng tiền có vị thế rất cao trong hệ thống thanh toán thế giới với gần 90% giao dịch ngoại tệ toàn cầu có liên quan đến đồng tiền này. Với sự thống trị của đồng USD, chỉ số USD Index được rất nhiều người quan tâm. Vậy trong bài viết dưới đây, Dnlands sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu những thông tin cơ bản về chỉ số USD Index và phân tích tầm ảnh hưởng của USD Index đến thị trường thế giới và các nhà đầu tư.

Chỉ số USD index là gì

Chỉ số USD Index là gì?

Khái niệm

Chỉ số USD Index là thước đo giá trị giữa đồng đô la so với 6 loại tiền tệ của các nước/khu vực đối tác thương mại lớn của Mỹ. Những loại tiền tệ này là đồng Euro (EUR) của Liên Minh châu Âu EU, bảng Anh GBP, đồng yên Nhật JPY, đồng krona của Thụy Điển SEK, đô la Canada CAD và đồng franc của Thụy Sĩ. Sự lên xuống của tỷ giá của từng loại tiền trong 6 nước và khu vực này sẽ có ảnh hưởng đến sự lên xuống của chỉ số USD Index. Trong đó đồng Euro có khả năng tác động nhiều nhất tới chỉ số này. 

USD Index được coi là chỉ số phản ánh sức mạnh của đồng USD trên thị trường tiền tệ. Khi chỉ số USD Index tăng thì nghĩa là đồng USD cũng mạnh lên. Và ngược lại, nếu chỉ số USD Index giảm nghĩa là đồng USD đang mất dần giá trị.

xem chỉ số USD index

USD Index phản ánh sức mạnh của Đô la Mỹ

USD Index hay US Dollar Index ở Mỹ là chỉ số tương tự như VN Index chỉ số tiền tệ ở thị trường Việt Nam. Tất nhiên với sức mạnh của đồng USD thì sức ảnh hưởng của USD Index cao gấp nhiều lần so với VN Index.

Bạn có thể tìm thấy thông tin về chỉ số USD Index trên các biểu đồ của các phần mềm giao dịch forex và chỉ số này thường được ký hiệu là USDX và DXY.

Sự ra đời của chỉ số USD Index

Năm 1944 khi chiến tranh thế giới thứ 2 đi đến hồi kết, các đại biểu của các quốc gia phe Đồng minh nhóm họp tại Bretton Woods, New Hampshire để xây dựng hệ thống quản lý ngoại hối giảm thiểu bất lợi  cho các quốc gia. Sau cuộc họp, họ đã quyết định thay vì liên kết các loại tiền tệ thế giới trực tiếp với vàng thì chúng cần được liên kết với đồng đô la Mỹ. Thỏa thuận tại Bretton Woods đã quy định rằng các ngân hàng trung ương của các nước sẽ duy trì một tỷ giá hối đoái ở mức cố định giữa tiền tệ của họ và đồng USD. Còn USD luôn được giữ ở mức cố định 35 USD/ ounce vàng.

Theo thỏa thuận Bretton Woods, đồng đô la Mỹ đã chính thức được đặt lên vị trí cao nhất và thay vì dự trữ vàng như trước thì các nước chuyển qua tích trữ đô la Mỹ. Tuy nhiên sau một thời gian, khi nền kinh tế Mỹ trải qua giai đoạn bất ổn do chính sách trong nước và can thiệp chiến tranh ở nhiều khu vực, việc dự trữ đô la không còn là an toàn cho các nước. Điều này khiến Tổng thống Mỹ bấy giờ là Richard Nixon phải can thiệp để cho phép thả nổi giá trị của đồng USD trên thị trường. Năm 1973, tỷ giá hối đoái thả USD Index được ra đời và tồn tại đến ngày nay.

Lịch sử lên xuống của USD Index

Theo quyết định năm 1973, chỉ số USD Index lần đầu được đánh dấu ở cột mốc 100. Và kể từ đó, chỉ số phần trăm giá trị đã thay đổi nhiều lần. Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ số USD Index đạt đỉnh điểm cao nhất ở mức 163,83 vào ngày 05/03/1985. Mức thấp nhất của chỉ số này là mức 71.58 vào ngày 22/04/2008. Như vậy là đồng USD đã có lúc cao hơn 63,83% hoặc thấp hơn 28,42% so với lúc USD Index mới được thiết lập năm 1973. Thời gian gần đây chỉ số US Dollar Index là khoảng 108, nghĩa là giá trị đồng USD hôm nay cao hơn 8% so với gần 50 năm về trước.

chỉ số USD Index hôm nay

USD Index thay đổi qua từng thời kỳ

Công thức tính USD Index

Như đã giới thiệu ở trên, USD Index tính dựa trên tỷ giá của 6 loại tiền tệ các nước/khu vực đối tác thương mại lớn của Mỹ. Tuy vậy không phải các loại tỷ trọng của 6 loại tiền này đều ngang hàng nhau. Cách tính tỷ trọng của các đồng tiền dựa trên số hàng hóa xuất nhập giữa hai quốc gia và trao đổi hối đoái của hai đồng tiền. Vì EU là khu vực có giao thương xuất nhập khẩu mạnh nhất với Mỹ nên tỷ trọng Euro cao nhất. Tiếp đó là Nhật, Anh, Canada và cuối cùng là Thụy Điển và Thuỵ Sỹ. Cụ thể: Euro (EUR) chiếm 57,6% tỷ trọng, Yên Nhật (JPY) chiếm 13,6% tỷ trọng, Bảng Anh (GBP) chiếm 11,9% tỷ trọng, Đô la Canada (CAD) chiếm 9.1% tỷ trọng, Krona Thụy Điển (SEK) chiếm 4,2% tỷ trọng và Franc Thụy Sĩ (CHF) chiếm 3,6% tỷ trọng.

chỉ số USD index

Bảng tỷ trọng của các loại tiền so với USD

Từ đó chỉ số USD Index được tính dựa theo công thức sau:

USD Index= USDX = 50.14348112 × tỷ giá EUR/USD^(-0.576) × tỷ giá USD/JPY^(0.136) × tỷ giá GBP/USD^(-0.119) × tỷ giá USD/CAD^(0.091) × tỷ giá USD/SEK^(0.042) × tỷ giá USD/CHF^(0.036)

Nhìn vào công thức, ta có thể thấy 2 loại tiền có trọng số âm và 4 loại trọng số dương. Trọng số là số dương do đồng đô la Mỹ là tiền tệ cơ sở. Trọng số là số âm nếu đồng đô la Mỹ là loại tiền tệ biến đổi. Sự lên xuống của từng tỷ giá tiền tệ với các nước thành viên sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến USD Index. Ngoài ra, một số đồng tiền khác không được nằm trong danh sách này nhưng khi đi kèm với đồng tiền thành viên trong công thức US Dollar Index thì cũng sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến chỉ số này.

Thông tin hữu ích bạn nên biết: FED là gì?

Chỉ số USD Index ảnh hưởng như thế nào tới thị trường?

US Dollar Index là chỉ số thể hiện sức mạnh giá cả hàng hóa. Tiền tệ vừa chịu ảnh hưởng, vừa có khả năng tác động đến nhiều yếu tố như chính trị, đầu cơ, quân sự.Vì đồng Đô la là tiền tệ dự trữ và được dùng phổ biến nhất trong thanh toán quốc tế nên US Dollar Index có ảnh hưởng rất lớn đến giao thương hàng hóa trên thế giới..

Khi chỉ số USD Index đi xuống thì có nghĩa là giá trị của đồng USD giảm, như vậy sẽ tốn nhiều USD hơn khi mua hàng hóa. Đây không chỉ là vấn đề hàng hóa xuất nhập mà còn là khả năng cạnh tranh trên thị trường kinh tế của một nước. 

Ví dụ, người Anh mua hàng hoá của Mỹ như lúa mì, ngô, dầu…bằng đồng đô la. Khi chỉ số USD Index tăng nghĩa là họ phải bỏ ra nhiều USD hơn để mua cùng một lượng hàng. Điều này có thể khiến việc nhập khẩu của Anh bớt đi do không có được lợi thế giá cả. Còn nếu chỉ số USD Index giảm thì họ có sức mua lớn hơn vì việc mua đòi hỏi ít tiền USD hơn. Vậy tại nước Anh thì lúa mì cũng sẽ được bán với giá thấp hơn cho người dân nếu nhập được giá tốt. Các nhà xuất khẩu lúa mì của Mỹ cũng bán được nhiều hàng hơn. 

biểu đồ chỉ số USD index

Giá dầu mỏ trên thế giới cũng chịu tác động lớn từ USD Index

Dựa trên ví dụ này ta có thể thấy chỉ số USD Index tác động mạnh đến thị trường thế giới. US Dollar Index và giá cả hàng hóa có mối quan hệ mật thiết. Điều này cũng lý giải tại sao Trung Quốc thường tìm cách phá giá nhân dân tệ giúp tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu nước này.

Tại sao nhà đầu tư cần quan tâm đến chỉ số USD index

Các biến động từ đồng USD sẽ có tác động lớn tới thị trường Forex nên chỉ số USD index được giới đầu tư rất chú ý. Khi USD index thay đổi thì nghĩa là những đồng tiền của 6 nước, khu vực có biến động và giá của các loại hàng hóa từ vàng, bạc, dầu thô, đến lương thực thực phẩm… thay đổi theo.

Chỉ số USD index? Tại sao nhà đầu tư cần quan tâm đến chỉ số USD index

Nhà đầu tư nên lựa chọn giao dịch bằng vàng hay USD tuỳ thời điểm

Khi USD Index tăng nghĩa là USD khỏe và ngược lại. Cân nhắc theo chỉ số USD index mà nhà đầu tư lựa chọn chiến lược mua đồng USD hay bán ra sao cho hợp lý. Thậm chí nếu USD Index giảm mạnh thì nhà đầu tư có thể bán hết USD rồi chuyển qua giao dịch hoặc tích trữ vàng, bạc, bất động sản,… Ngoài ra, nếu USD Index có sự biến động lớn thì có nghĩa là thị trường đang bất ổn. Lúc này bạn nên hạn chế giao dịch để an toàn.

Trên đây là những chia sẻ về khái niệm chỉ số USD Index, lịch sử ra đời cũng như công thức tính và sức ảnh hưởng của chỉ số này đối với thị trường. Là một nhà đầu tư thông thái, bạn hãy luôn để ý đến chỉ số USD Index để đảm bảo các giao dịch của mình sẽ thu về lợi nhuận.

Rate this post
Chia sẻ
0915830299
DMCA.com Protection Status